Friday, December 4, 2015

Kiến thức cần thiết khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện lập trước khi đi vào hoạt động triển khai dự án. Lưu ý đây là hồ sơ chỉ được lập cho các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, chính vì thế đây là hồ sơ khó lập và tốn nhiều tiền bạc nhất. Vậy quy trình thực hiện hồ sơ này ra sao ? Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để đưa dự án đi vào hoạt động ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.


Mục đích lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Trước tiên, ta cần phải hiểu thế nào là báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13)
Với định nghĩa trên, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhằm mục đích sau:
- Đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.
- Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự chủ động trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Hợp thức hóa quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chuẩn quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý áp dụng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực ngày 23/06/2014.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Đối tượng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Điều này được quy định rất rõ tại phụ lục 2 nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác

Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án;

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đtm hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

Quy trình thực hiện lập và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quy trình này được thực hiện qua những bước sau đây:
- Bước 1: Khảo sát, đánh giá thu thập số liệu về: địa chất, khí hậu, điều kiện tự nhiên, môi trường, con người xung quanh dự án hoạt động.
- Bước 2: Thu thập, lấy mẫu các nguồn bị ô nhiễm như: khí thải, nước thải, tiếng ồn, các chất thải nguy hại khác,...
- Bước 3: Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm sau khi đã phân tích.
- Bước 4: Đề ra các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường
- Bước 5: lập hồ sơ và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thời gian thẩm định và nơi nộp phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
- Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.


ĐTM là hồ sơ môi trường quan trọng với thời gian thực hiện thủ tục dài nhất. Để giảm thiểu chi phí đi lại cũng như thời gian cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, công ty tư vấn dịch vụ môi trường SGE xin cung cấp dịch vụ làm hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường với tiêu chí chất lượng, đảm bảo tiến độ và chi phí hợp lý nhất. Mong được sự quan tâm và hợp tác của khách hàng gần xa.

Thành Nam

About Thành Nam

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.