Thursday, February 25, 2016

Kế hoạch bảo vệ môi trường, nghe tên gọi hẳn các bạn đã biết hồ sơ này để làm gì rồi phải không (mục đích lập hồ sơ này chúng tôi sẽ đề cập sau). Trước kia hồ sơ này mang tên là cam kết bảo vệ môi trường, nhưng những năm trở lại đây, cụ thể là năm 2015, nhà nước ta đã ban hành luật môi trường 2014 và nghị định 18/2015/NĐ-CP liên quan đến việc thay đổi tên gọi cũng như bổ sung một số điều luật liên quan đến hồ sơ môi trường này. Vậy thủ tục nào cần thiết để xác nhận thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Hãy đọc và tìm hiểu qua bài viết sau nhé.


1. Mục đích lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định 18/2015 mới nhất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nhằm thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường được áp dụng kể từ ngày 1/04/2015 này. Đây là hồ sơ ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự chủ động tích cực hơn trong công tác giảm thiểu ô nhiễm nơi dự án hoạt động.
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá trước được mức độ tác động của nguồn nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án, từ đó có thể đề ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp, nhằm đảm bảo phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Các doanh nghiệp chú ý điều này: hồ sơ này chỉ được lập một lần trước khi đi vào hoạt động và triển khai dự án.

2. Thủ tục xác nhận lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Trình tự thực hiện
+ Chủ dự án lập hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Cán bộ tiếp nhận kiểm tra nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận, ghi phiếu biên nhận giao cho người nộp; chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn giải quyết sau đó tiếp nhận kết quả đã giải quyết; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn một lần để bổ sung đầy đủ.
+ Chủ dự án (mang theo phiếu biên nhận) đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: Số 227, đường Hùng Vương, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
- Thành phần, số lượng hồ sơ
- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.
- Phí, Lệ phí: không đóng
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
+ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

3. Đối tượng thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Bao gồm các cá nhân, tổ chức có dự án muốn hoạt động có quy mô vừa và nhỏ, năng suất trung bình dưới 1 triệu sản phẩm / năm và diện tích hoạt động của dự án phải dưới 2 hecta.
- Không áp dụng cho các đối tượng thực hiện lập báo cáo đtm hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP;
- Ngoài ra, lập kế hoạch bảo vệ môi trường còn không áp dụng cho các đối tượng được quy định trong phụ lục 4 thông tư 27/2015/TT-BTNMT

4. Quy trình thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Quy trình này được thực hiện bao gồm những bước cơ bản như sau:
- Xác định vị trí dự án, khảo sát môi trường xung quanh nơi dự án hoạt động.
- Xác định nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của dự án tác động trước tiếp đến môi trường như: khí thải, chất thải nguy hại, nước thải,...
- Thu thập, lấy mẫu nguồn ô nhiễm, sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động dự án.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
- Tiến hành lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu đã được quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP và Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Nộp bản kế hoạch bảo vệ môi trường đã lập lên cơ quan chức năng tiến hành thẩm định và phê duyệt.

5. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

– Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
– Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào về hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường này. Nếu có nhu cầu thực hiện hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé. Công ty tư vấn dịch vụ môi trường hân hạnh được phục vụ quý doanh nghiệp.
Category: articles