Báo cáo đtm và đề án bảo vệ môi trường chi tiết tuy cùng là hồ sơ môi trường được lập dành cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư quy mô hoạt động lớn, nhưng sự khác biệt về hồ sơ nộp và quy trình thực hiện lập là rất lớn. Để biết thêm điều này, doanh nghiệp có thể theo dõi bài so sánh sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.
Đề án chi tiết và báo cáo đtm - Khác biệt về điều kiện lập
Theo như chúng tôi được biết thì báo cáo đtm chỉ được lập khi doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, quy mô hoạt động sản xuất lớn, năng suất bình quân sản xuất 1 năm trên 1 triệu sản phẩm, diện tích đất sử dụng cho hoạt động sản xuất trên 2 hecta. Và điều trên hết là dự án này phải chưa đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.Giống như báo cáo đtm, hồ sơ môi trường đề án bảo vệ môi trường chi tiết được lập dành cho những đối tượng đã nêu trên nhưng sự khác biệt lớn nhất là các dự án này phải đi vào hoạt động và chưa có hồ sơ báo cáo đtm.
Khác nhau về căn cứ lập báo cáo đtm và đề án môi trường chi tiết
- Đối với báo cáo đtm thì căn cứ pháp lý được quy định qua những luật sau:+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực ngày 23/06/2014.
+ Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết thì căn cứ pháp lý lập lại khác biệt đôi chút:
+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
+ Thông tư số 26/2015/TT- BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và xác nhận việc thực hiện đề án, lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Điều 3 – 9).
+ Thông tư số 22/2014/TT- BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 18/2015/NĐ–CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 12, Phần Phụ lục).
Khác nhau về thủ tục lập giữa 2 hồ sơ đề án chi tiết và đtm
1. Đối với báo cáo đtm thì hồ sơ lập phê duyệt như sau:- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
- Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.
2. Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
Bao gồm những hồ sơ liên quan đến báo cáo đtm và một số hồ sơ khác được quy định trong thông tư 26/2015/TT-BTNMT như sau:
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/NĐ-CP.
- Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Hiện mình chỉ phát hiện đôi chút sự khác biệt giữa hai hồ sơ này thôi, để tìm hiểu thêm về nó các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé. Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh rất vui được hợp tác với quý doanh nghiệp.