Wednesday, March 16, 2016

Khi doanh nghiệp được các cơ quan chức năng thông báo về việc chưa thực hiện lập hồ sơ môi trường báo cáo đtm hay kế hoạch bảo vệ môi trường mà đã triển khai dự án, đó là dấu hiệu vi phạm pháp luật. Để tránh bị xử phạt, doanh nghiệp cần phải tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường để khắc phục. Tùy theo loại hồ sơ còn thiếu mà doanh nghiệp phải chọn thực hiện đề án môi trường chi tiết hay đề án môi trường đơn giản. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi muốn đề cập đến đó là đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Cùng tìm hiểu nhé.
[​IMG]

1. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là gì ?

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết thực chất là hồ sơ pháp lý mà doanh nghiệp cần phải lập báo cáo, thường thì nó thể hiện những tác động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ trong quá trình hoạt động có thể phát sinh ô nhiễm đối với môi trường. Những tác động đó có thể là tác động đến môi trường nước, môi trường không khí, hoặc là tiếng ồn xung quanh, môi trường đất thỗ nhưỡng.
- Đề án chi tiết này là một trong hai loại đề án bảo vệ môi trường được Chính phủ ban hành nhằm khắc phục hậu quả khi doanh nghiệp lỡ đi vào hoạt động nhưng chưa có đủ hồ sơ môi trường theo luật quy định.
Vậy tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết ?
Đối với câu hỏi này thì ở phần khái niệm chúng tôi đã nói rất kỹ, ngoài ra hồ sơ này cần thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, các tổ chức dịch vụ sản xuất kinh doanh có quy mô thuộc đối tượng lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khi đã đi vào hoạt động hoặc thi công xây dựng nhưng hiện tại chưa được phê duyệt ĐTM. Nếu không lập sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ và đối tượng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

a) Căn cứ pháp lý:
- Áp dụng theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của chính phủ.
- Kèm theo đó là thông tư số 26/2015/TT- BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trong Điều 3 – 9.
- Kèm theo đó là nghị định số 18/2015/NĐ–CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường quy định thuộc Điều 12, Phần Phụ lục ban hành ngày 1/04/2015.
b) Đối tượng áp dụng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Vì đây có thể coi là hồ sơ được lập bổ sung thay thế cho hồ sơ môi trường thực hiện đánh giá tác động môi trường đtm nên chúng tôi sẽ nói đến đối tượng sẽ áp dụng cho các trường hợp lập đtm như sau:
- Các dự án đầu tư đã đi vào hoạt động nhưng hiện tại thì có quy mô hoạt động lớn, năng suất sản xuất bình quân trung bình 1 năm phải trên hoặc bằng 1 triệu sản phẩm và có diện tích đất phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ là 2 hecta.

3. Hồ sơ lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo luật định

– 1 Giấy phép kinh doanh (có thể bản sao)
– 1 Giấy phép đầu tư.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
– Sơ đồ vị trí dự án
– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
– Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.
– Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/NĐ-CP.
– Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Quy trình lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Lập và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản được thực hiện theo quy trình tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, gồm các bước sau đây:
- Chủ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này lập và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định tại Điều 17 Thông tư này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Phụ lục 19a, Phụ lục 19b kèm theo Thông tư này thì có văn bản thông báo chủ cơ sở để hoàn thiện.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xử lý hồ sơ. Trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và lấy ý kiến của cơ quan, chuyên gia.
- Cơ quan thường trực đăng ký tổng hợp, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho chủ cơ sở (nếu có).
- Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu được thông báo (nếu có).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Cơ quan thường trực đăng ký chứng thực và gửi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã xác nhận.

Cơ quan tiếp nhận, thẩm định và thời hạn xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
b) Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
c) Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.
4. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký xác nhận đề án đơn giản, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa xác nhận, cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hi vọng với thông tin mà Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Category: articles

Tuesday, March 15, 2016

Ô nhiễm môi trường hiện nay không chỉ riêng gì ở Việt Nam đang là vấn nạn trên toàn thế giới. Trải qua nhiều năm, tình trạng này đã kéo dài qua nhiều năm song đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có cách khắc phục thỏa đáng. Để góp phần vào công tác bảo vệ môi trường chung của Nhà nước cũng như môi trường xung quanh dự án hoạt động thì các doanh nghiệp đầu tư cần phải tiến hành thực hiện chuyên lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, hồ sơ này phải được lập theo tần suất quy định sẵn hằng năm mà nhà nước đã đề ra cho từng khu vực hoạt động. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: để thực hiện hồ sơ môi trường này doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ? Quy trình thực hiện lập hồ sơ này ra sao ? Cơ quan nào áp dụng thực hiện ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Mục đích lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ trên hết là để theo dõi quan trắc số liệu mà chúng tôi thực hiện cho của mỗi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm môi trường như thế nào, thực trạng ra sao, giúp cho doanh nghiệp có thể ngăn chặn được nguồn ô nhiễm phát sinh ra môi trường, đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và xử lý môi trường thích hợp.
- Định kỳ doanh nghiệp thực hiện báo cáo tình hình ô nhiễm môi trường nơi hoạt động dự án.
- Thực chất là để doanh nghiệp giám sát cũng như tìm ra nguồn gốc của các chất thải nguy hại, từ đó có thể đưa ra những biện pháp xử lý, những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp muốn thực hiện thì việc cung cấp những thông tin về các dự án sản xuất là điều cần thiết. Đó là mục đích của báo cáo giám sát môi trường định kỳ mà chúng tôi muốn đề cập đến các bạn.

2. Thời gian thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Theo như quy định của pháp luật thì 3 tháng 1 lần đối với các cơ sở được quy định nằm trong danh sách di dời do ô nhiễm môi trường và được xác nhận là có gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, có những đối tượng phải thực hiện 6 tháng 1 lần đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc 2 đối tượng trên.
- Riêng đối với tỉnh Bình Dương thì hồ sơ này được quy định cụ thể trong công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương với tần suất 1 năm làm 1 lần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

3. Đối tượng và các căn cứ pháp lý áp dụng thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

a) Về phần Đối tượng:
- Được thực hiện dành cho các cơ sở sản xuất lớn nhỏ, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), hay các Bệnh viện, phòng khám, trường học, các nhà hàng lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, khu công nghiệp, khu dân cư hoặc các trung tâm thương mại, siêu thị.
b) Về phần căn cứ pháp lý:
- Áp dụng luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Dựa theo nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 04/01/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Kèm theo đó là thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
- Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.

4. Quy trình thực hiện lập và phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Quy trình thực hiện này được trải qua 7 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Chúng tôi khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án để làm báo cáo môi trường cho chính xác.
- Bước 2: Chúng tôi xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: nguồn khí thải gây hại, nguồn nước thải, các chất thải rắn, tiếng ồn xung quanh; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Bước 3: Lấy mẫu nước thải, mẫu khí thải xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất nơi ô nhiễm, mẫu nước ngầm (nếu có);
- Bước 4: Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
- Bước 5: Đánh giá các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố Cơ sở đang thực hiện.
- Bước 6: Chúng tôi cùng doanh nghiệp đề xuất phương án xử lý nước thải, xử lý khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Bước 7: Hoàn tất hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ xong và trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng (Sở TNMT, các Phòng Môi trường Quận Huyện, Hepza…).


Nếu doanh nghiệp có thắc mắc hay đang có nhu cầu thực hiện lập hồ sơ môi trường này, hãy liên hệ với Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Category: articles

Monday, March 14, 2016

Đề án bảo vệ môi trường thì chắc không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp đầu tư. Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh quý doanh nghiệp chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường thì điều đơn giản là chỉ cần thực hiện và tiến hành lập loại đề án này để tránh vi phạm pháp luật. Vậy hồ sơ này lập như thế nào ?, quy trình thực hiện ra sao ? Cùng xem bài viết này để hiểu rõ thêm nhé các bạn.


Đề án bảo vệ môi trường là gì ? Vì sao phải lập ? Và thực hiện để làm gì ?

Có thể nói Đề án bảo vệ môi trường thực chất đây là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp đầu tư dự án cần phải lập bổ sung khi đã lỡ đi vào hoạt động sản xuất nhưng chưa có báo cáo đtm (đánh giá tác động môi trường) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật ban hành.
Thế tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường ?
Với câu hỏi đặt ra như trên thì điều đầu tiên để lập đề án môi trường này là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Qua đó chúng ta đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường sau đó vấn đề này sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm mà chúng ta đã đề ra và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp và phù hợp nhất.

Thời gian bắt đầu thi hành và các căn cứ pháp lý lập đề án bảo vệ môi trường

- Theo khoản 1 điều 23 nghị định 18/2015/NĐ-CP có nêu rõ rằng cho phép doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ Đề án bảo vệ môi trường kể từ ngày 01/04/2015.
- Bên cạnh đó theo khoản 2 điều 23 của nghị định này nêu rõ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường , Đề án bảo vệ môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực.
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Đối tượng cần lập Đề án bảo vệ môi trường là gì ?

Thì theo như câu hỏi đã đưa ra, chúng tôi đã khảo sát nhiều người và dựa vào các căn cứ pháp lý thì các đối tượng cần phải lập Đề án bảo vệ môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP gồm các nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động nhưng chưa có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, trước thời điểm  Theo quyết định này, chậm nhất là 36 tháng kể từ ngày dự an đi vào hoạt động doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện 1 trong 2 loại đề án bảo vệ môi trường như sau:
- Tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: đối với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 nghị định 18/2015/NĐ-CP để đăng ký.

Các bước lập đề án bảo vệ môi trường

Lập đề án bảo vệ môi trường (bao gồm cả chi tiết và đơn giản) bao gồm 10 bước như sau:
- Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động cũng như môi trường xung quanh của dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.
- Bước 2:  Xác định nguồn ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các chất thải phát sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án.
- Bước 3:  Thu thập mẫu nước thải, chất thải rắn, khí thải tại nguồn và khí thải xung quanh, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Bước 4:  Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường.
- Bước 5:  Xây dựng các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án
- Bước 6:  Đề xuất các phương án xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải từ các hoạt động sản xuất của dự án.
- Bước 7:  Xây dựng và phát triển chương trình giám sát môi trường.
- Bước 8:  Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án
- Bước 9:  Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường ở Công ty.
- Bước 10:  Thẩm định và quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường
+ Với đề án đơn giản: nộp bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Với đề án chi tiết: nộp Sở Tai nguyên và Môi trường.
Hi vọng với thông tin trên sẽ phần nào hiểu rõ thêm về các hồ sơ pháp lý này, nếu doanh nghiệp có điều chi thắc hãy liên hệ với Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi theo Hotline: 0938395254 để chúng tôi kịp thời giải đáp mọi thắc mắc cho doanh nghiệp.
Category: articles

Sunday, March 13, 2016

Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về môi trường, cũng như hiểu rõ hơn về một vài căn cứ pháp lý về môi trường, chúng tôi đã thực hiện loạt seri bài viết về hồ sơ môi trường và các hệ thống xử lý môi trường cần thiết cho doanh nghiệp hiện nay. Ở bài đầu tiên này chúng tôi sẽ nói về hệ thống xử lý nước thải, một hệ thống rất cần thiết đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất có thải ra nước thải. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.


Thực trạng về môi trường hiện nay

Ngày nay chắc hẳn các bạn cũng đã biết môi trường hiện đang tha hóa và ô nhiễm rất nghiêm trọng, vì mức độ đô thị hóa kèm theo đó là hàng loạt các công ty, xí nghiệp nhà máy ra đời giúp cho công tác phòng ngừa và ngăn chặn diễn ra hết sức khó khăn. Đặc biệt là môi trường nước, như thực trạng hiện nay, các kênh ngòi, sông rạch ở nhiều thành phố lớn đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến mạch nước ngầm gây nhiều bệnh tật cho con người. Vì thế, xử lý lượng nước thải đổ ra môi trường không chỉ riêng các cán bộ công chức nhà nước và một phần lớn ở các doanh nghiệp đầu tư. Hãy xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp của mình ngay khi có thể nhé.

Các phương pháp xử lý nước thải

Một hệ thống xử lý nước thải mà chúng tôi thực hiện thường bao gồm các công trình tại đó nước thải được xử lý bằng:
+ Xử lý bằng các phương pháp cơ học.
+ Phương pháp xử lý hóa học nhân tạo.
+ Phương pháp xử lý sinh học tự nhiên.
Mục đích của các phương pháp xử lý suy cho cùng là để loại bỏ các chất hữu cơ gây ô nhiễm, các chất lơ lững trong nước và cả vi khuẩn có trong nước thải.
Việc thiết kế các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hay bất cứ loại hình kinh doanh nào khác là rất khác nhau, nó không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của nguồn phát sinh nước thải, tính chất nước thải và điều kiện diện tích thi công.

Quy trình thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải

- Chúng tôi tiếp cận, đưa ra các phương án công nghệ và tư vấn khách hàng lựa chọn phương án phù hợp với hoạt động của Doanh nghiệp. (Miễn phí)
- Chúng tôi thiết kế và Thi công hệ thống xử lý nước thải
- Chúng tôi chuyển giao, hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải
- Chúng tôi sẽ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hệ thống xử lý nước thải.

Tại sao phải chọn công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh

Là doanh nghiệp môi trường đã hoạt động trên 6 năm, Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi đã thực hiện rất nhiều các hồ sơ môi trường và các dự án xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trên toàn quốc. Với đội ngũ nhân viên là những kỹ sư nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm trong vấn đề bảo dững, thiết kế thi công các hệ thống công trình xử lý nước thải, khí thải cho doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc hay có dịch vụ nào cần thực hiện hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cũng như thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải sản xuất với chi phí thấp và công nghệ hiện đại kèm theo dịch vụ bảo trì định kỳ miễn phí quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938395254 nhé.
Category: articles

Friday, March 11, 2016

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đầu tư, nếu bạn là nhà quản lý tài ba, nếu dự án của bạn đang trong quá trình triển khai hoạt động mà về thủ tục pháp lý bạn chưa biết thực hiện gì. Bạn yên tâm, đã có chúng tôi, công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chuyên giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn về các hổ sơ thủ tục pháp lý cần thiết cho giai đoạn vận hành của dự án. Đôi nét sau đây về chúng tôi hi vọng các bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ của chúng tôi.

Dịch vụ tư vấn môi trường - Tư vấn thực hiện lập các hồ sơ môi trường

Bề dày 6 năm kinh nghiệm chúng tôi đã thực hiện nhiều loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp và nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các doanh nghiệp đầu tư. 12 loại hồ sơ môi trường sau đây mà chúng tôi luôn thực hiện cho khách hàng.
- Tư vấn doanh nghiệp thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ: Đây được coi là một hồ sơ pháp lý giúp doanh nghiệp có thể báo cáo tình hình môi trường, những tác động của các chất gây hại đến môi trường. Định kỳ ở đây, thì doanh nghiệp có thể thực hiện lập là 3 tháng 1 lần, 6 tháng 1 lần, riêng tỉnh Bình Dương 1 năm lập 1 lần tùy theo thời gian vận hành của dự án.
- Thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường: Đây là tên gọi mới thay đổi từ hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ này áp dụng thực hiện lập cho các dự án đầu tư có quy mô hoạt động vừa và nhỏ.
- Tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM: là hồ sơ môi trường thực hiện lập dành cho các đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất đầu tư có dự án quy mô hoạt động lớn.
- Tư vấn lập các loại đề án bảo vệ môi trường như đề án đơn giản và đề án chi tiết.
- Lập các hồ sơ môi trường cần thiết để hoàn thành sau đtm và đề án chi tiết
- Tư vấn lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Đăng ký hồ sơ vệ sinh an toàn lao động
- Đăng ký một vài giấy phép về khai thác nước mặt, nước ngầm, nước cấp,...
Với những hồ sơ môi trường đó doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện hãy liên hệ chúng tôi qua hotline sau nhé: 0938395254, chúng tôi sẽ tận tình tư vấn và hỗ trợ các bạn 24/24.

Tư vấn thiết kế thi công vận hành và xây dựng hệ thống môi trường

Ngoài hoạt động tư vấn môi trường trên, chúng tôi còn thực hiện tư vấn thiết kế, thi công vận hành hệ thống xử lý môi trường như sau:
- Thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải (công nghiệp, bệnh viện, công ty in, dệt nhuộm, gạch men, xi mạ,...)
- Thiết kế và thi công hệ thống xử lý khí thải (sản xuất, công nghiệp)
- Xây dựng hệ thống xử lý nước cấp.

Hi vọng đôi điều trên về chúng tôi phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ môi trường đang rất hot hiện nay. Mọi chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN - ĐẦU TƯ CAO NGUYÊN XANH
Add: 14/88, đường 19, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Hotline : 0938.395.254
Email: Info@CaoNguyenXanhGroup.Com
Website: http://hosomoitruong.vn
Category: articles