Để giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường xảy ra với dự án, các chủ đầu tư phải xác định việc lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43 để hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm khi dự án hoạt động phát sinh ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên việc thực hiện sẽ trải qua rất nhiều công đoạn thực hiện hồ sơ từ việc đánh giá quan trắc, lấy mẫu phân tích đến việc soạn thảo hồ sơ báo cáo quan trắc và nộp phê duyệt. Điều bạn nên làm là tiến hành lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ với công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi, bạn chỉ cần ngồi đợi và cung cấp một số giấy tờ liên quan đến hồ sơ để tiến hành nộp phê duyệt hồ sơ. Còn bây giờ xin mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết về báo cáo quan trắc ngay sau đây nhé.
Tác dụng của hồ sơ môi trường đối với dự án doanh nghiệp - Tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh
Hồ sơ môi trường là thành phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, công ty. Với mỗi loại hồ sơ đều có tác dụng riêng của nó, khi bạn lập hồ sơ môi trường cho dự án trước và sau khi hoạt động thì đều nhằm mục đích dự báo, đánh giá quan trắc nguồn thải phát sinh khi dự án hoạt động từ đó đề xuất phương án ngăn chặn và phòng ngừa thích hợp.Với kinh nghiệm 7 năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi nhận biết được tầm quan trọng của các hồ sơ đối với dự án kinh doanh, chính vì thế công ty chúng tôi không ngừng nổ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường hoạt động ra các tỉnh khu vực miền Nam với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu về quy trình lập, lấy mẫu phê duyệt báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43
Để lập một loại hồ sơ môi trường cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, phải có kiến thức về pháp luật môi trường, kiến thức về phân tích mẫu và phải biết thiết kế bản vẽ hệ thống môi trường mới có thể thực hiện được. Khi bạn hợp tác với Cao Nguyên Xanh trong việc lập hồ sơ báo cáo quan trắc, chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện bạn qua những giai đoạn như sau:- Giai đoạn 1: đây là giai đoạn khảo sát thực trạng xung quanh dự án hoạt động, chúng tôi sẽ khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, con người, môi trường,... tại khu vực dự án.
- Giai đoạn 2: đây là giai đoạn đánh giá chất lượng môi trường, tiến hành đánh giá quan trắc môi trường xung quanh, xác định các nguồn ô nhiễm có thể phát sinh ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên môi trường như nguồn nước thải, khí thải, các chất thải rắn.
- Giai đoạn 3: là giai đoạn lấy mẫu phân tích, tiến hành thu thập mẫu nguồn nước thải, mẫu khí thải bên trong, khí thải bên ngoài, mẫu chất thải rắn, các thông số về độ rung, tiếng ồn, khói bụi,...
- Giai đoạn 4: Là giai đoạn phân tích mẫu, sau khi đã lấy mẫu nguồn ô nhiễm sẽ tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm chuyên biệt để lấy thông số chính xác về nguồn thải xem có vượt mức quy định hay không.
- Giai đoạn 5: là giai đoạn xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, qua quá trình phân tích mẫu sẽ nhận thấy được nguồn ô nhiễm nào vượt mức, từ đó sẽ đưa ra phương án ngăn chặn cùng phòng ngừa phù hợp.
- Giai đoạn 6: đây là giai đoạn soạn thảo hồ sơ, bên tư vấn sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp một số giấy tờ liên quan đến dự án như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai điện nước,... để làm căn cứ viết báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43
- Giai đoạn 7: và đây cũng là giai đoạn cuối cùng, hoàn thành hồ sơ gửi chủ doanh nghiệp ký, sau đó đem nộp phê duyệt tại Phòng, Sở TNMT tại địa phương dự án hoạt động và trả về cho khách hàng.
Đối tượng cùng một số thông tin liên quan hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
- Mục đích thực hiện: lập hồ sơ với tác dụng ràng buộc trách nhiệm doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, tạo sự chủ động của chủ đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương dự án hoạt động. Mục đích chính khi lập hồ sơ này là đánh giá quan trắc nguồn thải phát sinh khi hoạt động, lấy mẫu nguồn thải để phân tích mức độ ô nhiễm từ đó tiến hành các biện pháp ngăn chặn và xử lý thích hợp nhất.- Đối tượng áp dụng thực hiện lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ bao gồm tất cả các đối tượng kinh doanh hoạt động tại Việt Nam trước khi dự án hoạt động đã có bản phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường ĐTM. Cụ thể sẽ thực hiện cho các trường hợp, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, phòng trọ, khu chung cư, siêu thị, trung tâm thương mại,... nếu có phát sinh chất thải nguy hại ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường thì cần phải thực hiện ngay khi có thể.
- Thời gian thực hiện: theo quy định của pháp luật, đối với các doanh nghiệp đầu tư có quy mô vừa và nhỏ thì tiến hành quan trắc môi trường xung quanh với chu kỳ 1 năm 2 lần, định kỳ 6 tháng lập 1 lần. Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, thực hiện quan trắc nguồn thải với chu kỳ 1 năm 4 lần, định kỳ 3 tháng lập 1 lần. Với các dự án kinh doanh tại Bình Dương, tiến hành lập hồ sơ báo cáo quan trắc 1 năm 1 lần.
Dịch vụ lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại TPHCM
Hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hay còn với cái tên gọi khác là báo cáo giám sát môi trường định kỳ, là hồ sơ được lập theo chu kỳ hàng năm mà chủ doanh nghiệp đầu tư bắt buộc phải thực hiện. Nếu bạn có dự án mới đi vào hoạt động hiện đang có ý định tìm hiểu và thực hiện lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường, thì chúng tôi xin mách các bạn một cách tốt hơn, đó là nên tìm một đơn vị tư vấn môi trường để hỗ trợ bạn thực hiện. Với Cao Nguyên Xanh, bạn chỉ cần chi tiêu 2 đến 3 triệu đồng, chúng tôi sẽ thay mặt bạn hoàn tất hồ sơ trong thời gian ngắn nhất, thủ tục nhanh. Cao Nguyên Xanh có đội ngũ nhân viên tư vấn, nhân viên viết bài nhiều năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng trong lần hợp tác đầu tiên.Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúng tôi, hi vọng thông tin bài viết sẽ giúp cho bạn ít nhiều về kiến thức lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường này. Để nhận báo giá về hồ sơ, các bạn có thể gọi cho chúng tôi qua hotline 0938395254 để được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn