Thursday, December 3, 2015

Kiến thức cần biết để lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hồ sơ môi trường được các doanh nghiệp lập thường xuyên hàng năm theo tần suất quy định của nhà nước. Tần suất ở đây có thể là 3 tháng, 6 tháng (riêng tỉnh Bình Dương 1 năm lập 1 lần). Chính vì thế đây là hồ sơ khá là quan trọng đối với các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường này, Công ty Cao Nguyên Xanh xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết "Kiến thức cần biết để lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ", cùng tìm hiểu nhé.

báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ để làm gì ?

- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hồ sơ pháp lý được các doanh nghiệp thực hiện lập trước sau khi dự án doanh nghiệp đầu tư đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Đây là một hình thức để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các Cơ sở và báo cáo về các cơ quan có thẩm quyền (Củ thể là các Phòng Tài nguyên và Môi trường, các chi cục Bảo vệ môi trường), với mục tiêu là đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở, thêm vào đó là cộng tác để thực hiện việc bảo vệ môi trường của cơ sở.

Thời gian thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- 3 tháng 1 lần đối với các cơ sở năm trong danh sách di dời do ô nhiễm môi trường và được xác nhận là gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục. 6 tháng 1 lần đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc 2 đối tượng trên.
- Riêng với tỉnh Bình Dương được quy định cụ thể trong công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương với tần suất 1 năm làm 1 lần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

Đối tượng thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường(Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2011).
- Các cơ sở này có thể là: các Cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), các Bệnh viện, Phòng khám, Trường học, các Nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị.

Quy trình thực hiện lập và phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, môi trường nơi dự án hoạt động.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến dự án.
- Thu thập, lấy mẫu các chất thải nguy hại.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, tránh ô nhiễm môi trường
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường
- Lập hồ sơ, báo cáo giám sát môi trường và nộp phê duyệt (Sở hoặc Bộ tài nguyên và môi trường, HepZa).

Với thông tin trên, hi vọng phần nào giúp cho các bạn hiểu rõ thêm về hồ sơ môi trường báo cáo giám sát môi trường định kỳ này, mọi chi tiết thắc mắc doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi, Công ty tư vấn dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh qua Hotline: 0938.395.254

Thành Nam

About Thành Nam

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.