Hồ sơ môi trường được xem như là một loại giấy tờ pháp lý ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc giúp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sao cho thích hợp nhất. Vậy hiện nay có tất cả bao nhiêu loại hồ sơ môi trường cần thực hiện ? Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi đang triển khai những loại hồ sơ nào ? Chi tiết xin mời các bạn cùng theo dõi ngay sau đây.
Khái niệm về hồ sơ môi trường đồng thời tìm hiểu về tác dụng của nó
Hồ sơ môi trường là tập hợp những loại giấy tờ pháp lý giúp dự án kinh doanh đi vào hoạt động thuận lợi nhất. Bên cạnh những giấy tờ như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì hồ sơ môi trường cũng là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng. Đây là tập hợp những giấy tờ, tài liệu và các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, cá nhân hay tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tác dụng của các loại hồ sơ môi trường là giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá về nguồn thải phát sinh trong quá trình dự án hoạt động như nguồn nước thải, nguồn khí thải, chất thải ô nhiễm khác,... từ việc lấy mẫu nguồn thải ô nhiễm và đem phân tích thì chủ cơ sở đầu tư sẽ xác định được những mẫu nào vượt mức ô nhiễm thì phải tiến hành các biện pháp giải quyết nguồn thải thích hợp nhất. Thông thường thì việc lập hồ sơ sẽ trải qua rất nhiều bước cùng với đó là cần có nhiều kiến thức nhất định để thực hiện lập hồ sơ, chính vì thế nếu bạn không có kinh nghiệm thì tốt nhất không nên tự mình thực hiện mà nên tìm các đơn vị tư vấn môi trường như Cao Nguyên Xanh chúng tôi, chúng tôi sẽ thay mặt cho bạn thực hiện lập hồ sơ nhanh nhất, tốt nhất để đảm bảo tiến độ hoạt động của dự án. Tìm hiểu thêm về một số loại hồ sơ môi trường tại Cao Nguyên Xanh trong tiếp phần nội dung sau.11 loại hồ sơ pháp lý từ công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường: là hồ sơ thường lập cho các doanh nghiệp kinh doanh của quy mô vừa và nhỏ, năng suất bình quân trung bình 1 năm dưới 1 triệu sản phẩm, đồng thời diện tích đất dưới 2 hecta. Hồ sơ được lập trước khi dự án kinh doanh đi vào hoạt động, tức là dự án chưa triển khai xây dựng, đang trong quá trình xin giấy phép kinh doanh thì nên lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường. Chi phí lập hồ sơ dao động trong khoảng từ 7 đến 10 triệu.2. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ: là tên gọi mới thay thế từ hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ, đây là một trong những loại hồ sơ dùng để thực hiện nhằm giảm thiểu nguồn thải ô nhiễm phát sinh trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Hồ sơ thực hiện theo định kỳ cho trước từ cơ quan chức năng, có tác dụng quan trắc và đánh giá nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ đó sẽ có phương án giải quyết phù hợp nhất. Chu kỳ thực hiện là 3 tháng 1 lần, 6 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần tùy vào quy mô, công suất và địa điểm hoạt động của dự án. Hồ sơ này quy định lập với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ.
3. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản: hồ sơ được lập khi dự án đã đi vào hoạt động tuy nhiên chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Vào năm 2017 trở đi thì chủ doanh nghiệp không được phép lập hồ sơ này nữa, trước khi đi vào hoạt động phải tiến hành hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Đánh giá tác động môi trường ĐTM: lập cho các dự án kinh doanh chưa đi vào hoạt động và có quy mô lớn, bình quân trung bình 1 năm trên 1 triệu sản phẩm và diện tích đất trên 2 hecta. Lập với mục đích đánh giá, dự báo tình hình nguồn thải ô nhiễm phát sinh trước khi dự án hoạt động để tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm phù hợp nhất. Vì đây là hồ sơ lớn lập cho các dự án có quy mô lớn nên có giá dao động có thể lên tới 100 triệu đồng.
5. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết: lập khi dự án đã hoạt động, tuy nhiên chưa tiến hành lập đánh giá tác động môi trường ĐTM, cũng giống hồ sơ đề án đơn giản, từ năm 2017 trở đi thì loại hồ sơ này đã không thể tiến hành lập được nữa.
6. Sổ chủ nguồn thải CTNH
7. Báo cáo hoàn thành ĐTM: hồ sơ được lập khi chủ doanh nghiệp đã hoàn thành ĐTM trước khi đi vào hoạt động. Lập để xác định lại các phương án, các biện pháp xử lý nguồn thải ô nhiễm bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã thực hiện hay chưa từ đó xác nhận dự án đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
8. Hợp đồng thu gom CTNH
9. Giấy phép khai thác nước ngầm
10. Hồ sơ vệ sinh an toàn lao động
11. Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt.
Xin kết thúc nội dung bài viết ngày hôm nay tại đây, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ ngay với công ty Cao Nguyên Xanh chúng tôi thông qua hotline sau: 0938395254 để chúng tôi có thể hỗ trợ trực tiếp và nhanh nhất nhé.
>> Tư vấn thêm về hồ sơ kế hoạch môi trường cho các cơ sở in bao lì xì giá rẻ