Lập hồ sơ môi trường không phải là điều đơn giản, chính vì thế với doanh nghiệp thì tốt nhất cần tìm một đơn vị tư vấn hỗ trợ thay mặt bạn thực hiện hồ sơ. Bạn nghĩ tìm một đơn vị thay mình thực hiện thì sẽ tốn tiền hơn ? Điều này không hề đúng, nếu bạn tự mình thực hiện, bạn cũng phải tốn thời gian tìm hiểu hồ sơ, tìm hiểu cách lập, cách lấy mẫu, tìm đơn vị phân tích mẫu, học cách viết hồ sơ, soạn thảo hồ sơ theo chuẩn, nộp phê duyệt,... điều này rất tốn thời gian. Vì thế tìm một đơn vị tư vấn thay mặt bạn lập hồ sơ là điều sáng suốt nhất. Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chúng tôi là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn môi trường cùng tiến hành thực hiện lập hồ sơ giá rẻ. Bài viết hôm nay xin giới thiệu đến các bạn dịch vụ lập báo cáo quan trắc định kỳ tại quận Bình Tân. Xin mời các bạn cùng theo dõi.
Thông tin về quận Bình Tân và tình hình môi trường quận
Quận Bình Tân được hình thành trên cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo nghị định 130/2003/NĐ-CP[3] được Chính phủ Việt Nam ban hành vào ngày 05 tháng 11 năm 2003. Đây là quận đông dân nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất trong số các quận thuộc các thành phố trực thuộc trung ương. Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng đông bắc tây nam, được chia làm hai vùng là vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 - 4m, độ dốc 0 – 4 m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và phường An Lạc. Quận Bình Tân là quận có diện tích rộng thứ 3 ở Thành phố Hồ Chí Minh (sau quận 9 và 12).Về tình hình môi trường thì quận Bình Tân tập trung dân cư đông đúc, hàng năm tại quận 1 có rất nhiều dự án kinh doanh ra đời, chính vì thế tình hình ô nhiễm môi trường tại đây cũng diễn ra hết sức phức tạp. Ô nhiễm tăng cao một phần là do chủ dự án không tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường trước và sau khi dự án triển khai, đặc biệt là việc lập hồ sơ môi trường thì ít doanh nghiệp có thể biết và thực hiện. Vậy với doanh nghiệp cần phải lập những loại hồ sơ gì ? Đầu tiên là kế hoạch bảo vệ môi trường và ĐTM, đây là 2 hồ sơ mà chủ doanh nghiệp cần phải lập trước khi dự án hoạt động và tùy theo quy mô lớn hay nhỏ mà doanh nghiệp cần lập bản kế hoạch hoặc ĐTM.
Nội dung phần sau xin giới thiệu đến các bạn về loại hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được lập khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Xin mời các bạn cùng theo dõi.
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ - Các thông tin cần biết
- Báo cáo quan trắc môi trường (hay còn có tên gọi khác là báo cáo quan trắc môi trường định kỳ) đây là hồ sơ được lập để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, định kỳ 3, 6 hoặc 12 tháng doanh nghiệp phải tiến hành lập hồ sơ, lấy mẫu phân tích và nộp phê duyệt tại các sở, phòng TNMT, chi cục bảo vệ môi trường,...- Điều kiện và chu kỳ thực hiện hồ sơ:
Doanh nghiệp phải triển khai dự án ít nhất từ 6 tháng trở lên, tùy theo quy mô dự án lớn hay nhỏ để quyết định chu kỳ lập hồ sơ.
+ Với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, năng suất bình quân trung bình 1 năm dưới 1 triệu sản phẩm, diện tích đất dưới 2 hecta thì tiến hành lập báo cáo quan trắc 1 năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 12.
+ Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, năng suất bình quân trung bình 1 năm trên 1 triệu sản phẩm, diện tích đất trên 2 hecta thì lập báo cáo quan trắc 1 năm 4 lần vào tháng 3, 6, 9 và tháng 12.
+ Với các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Bình Dương thì tiến hành lập báo cáo quan trắc 1 năm 1 lần, lấy mẫu 4 lần vào tháng 3, 6, 9, tháng 12, cuối năm soạn thảo hồ sơ nộp phê duyệt.
- Căn cứ pháp lý quy định lập:
Bạn có thể xem qua các căn cứ pháp lý, quy định khi lập báo cáo quan trắc như sau:
+ Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành bắt đầu từ ngày 23/6/2014
+ Thứ hai, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành bắt đầu từ ngày 14/2/2015 của chính phủ quy định về việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Thứ ba, Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
+ Thứ tư, công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
+ Thứ năm, công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.
Thông tin trên cũng đã kết thúc nội dung bài viết hôm nay, hi vọng các bạn có thể hiểu thêm về cách tiến hành lập báo cáo quan trắc tại quận 1 như thế nào. Nếu cần đến
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có thể hiểu và biết rõ hơn về cách lập báo cáo quan trắc định kỳ mà bạn cần hiểu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh theo địa chỉ hotline 0938395254 để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé. Xin cảm ơn.