Monday, December 28, 2015

Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh xin chúc quý khách một ngày mới làm việc vui vẻ. Chúng tôi là doanh nghiệp môi trường chuyên tư vấn thực hiện lập các hồ sơ môi trường như đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản và nhiều hồ sơ môi trường với chi phí thấp và thủ tục nhanh.
Khói thuốc lá thì chắc hẳn các bạn đã biết nó nguy hiểm chừng nào rồi phải không. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính đầu độc môi trường hãy xem bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

Tác hại của thuốc lá

7.000 chất hóa học, 69 chất gây ung thư từ khói thuốc lá thải vào môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người kể cả có hút thuốc hay không.
Chia sẻ tại hội thảo tập huấn thực thi nhà hàng không khói thuốc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, mới đây, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh, thuốc lá là nguyên nhân thứ hai trong số các nguy cơ gây tử vong, sau dinh dưỡng và trên huyết áp, rượu bia. Thuốc lá gây ra 11 loại ung thư khác nhau, nhiều nhất là ung thư phổi, khí quản, phế quản; 75-95% ca ung thư phổi, phế quản là do thuốc lá. Ung thư phổi đứng hàng đầu trong ung thư ở nam giới nước ta với 20.000 ca tử vong mỗi năm.

Nguyên nhân chính gây nên

Thuốc lá còn là nguyên nhân của các bệnh tim mạch, bệnh phổi, viêm đường hô hấp, sức khỏe sinh sản -sinh dục… Ngoài ra, từ miệng, họng, hầu, thực quản xuống đến dạ dày, tụy, thân, niệu quản, buồng trứng, bàng quang, máu… từng cơ quan đều bị ảnh hưởng bởi khói thuốc.

“Người hút thuốc bị ảnh hưởng và còn làm hại cả người xung quanh, nhất là trẻ em khi hít phải khói thuốc. Chất độc đầu điếu thuốc đang cháy thải ra môi trường cao hơn rất nhiều so với khói thuốc do người hút thuốc thở ra”, bác sĩ Lâm nói. Theo ông, ước tính cứ 10 người hút thuốc chết thì có một người tử vong do hít khói thuốc thụ động.

Cải thiện và khắc phục

Hiện luật quy định các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, trong đó có nhà hàng, khách sạn… "Thành phần khói thuốc gồm 7.000 chất hóa học, 69 chất gây ung thư, trong đó có những chất rất bẩn như formaldehyde, chì, ammonia - hóa chất tẩy rửa, vòng benzene gây ung thư…”, bác sĩ Lâm nhấn mạnh.

Bác sĩ Phạm Hoàng Anh, Giám đốc Tổ chức Heathbridge Canada cho rằng nhà hàng ăn uống là địa điểm công cộng bị ô nhiễm khói thuốc nhiều nhất. Một điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010 cho thấy 80% người được hỏi cho biết thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động khi đến nhà hàng, tiếp theo mới là quán rượu, quán cà phê…

Chuyên gia này khuyến cáo các nhà hàng cần thực hiện nghiêm túc quy định không khói thuốc. Một số chủ nhà hàng vẫn còn hiểu lầm khói thuốc thụ động không có hại. Nhiều nhà hàng không muốn thực hiện quy định này vì sợ làm mất lòng khách. Thực tế khoảng 70% dân số nước ta là những người không hút thuốc. Đa số người dân ủng hộ quy định cấm hút thuốc trong nhà hàng.

Trong tháng 11 và 12, thanh tra Bộ Y tế kiểm tra việc thực hiện nhà hàng không khói thuốc tại 100 khách sạn, nhà hàng ở 4 quận nội thành của Hà Nội. Bước đầu, cơ quan chức năng đã xử phạt 5 đơn vị. Hà Nội cũng sẽ phát triển mạng lưới thanh kiểm tra liên ngành, tổ chức các đợt thanh kiểm tra định kỳ việc thực thi quy định trên từ quận huyện đến xã phường.

Theo Nam Phương
theo MT&SK/VnExpress
Hãy đến với Tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh để đọc tin tức về các hồ sơ môi trường cũng như những sự kiện mới nhất về môi trường nhé.
Category: articles

Thursday, December 24, 2015

Như các bạn đã biết, đề án bảo vệ môi trường có hai loại đó là đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản, nhưng sự khác biệt giữa hai loại đề án này là không hề nhỏ. Để tìm hiểu thêm, các bạn có thể tham khảo bài viết của chúng tôi ngay sau đây hoặc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn đầy đủ hơn nhé.


Hai loại đề án bảo vệ môi trường - Khác nhau về điều kiện lập

Như chúng ta đã biết đề án bảo vệ môi trường có hai loại là đề án chi tiết và đề án đơn giản, mỗi loại đề án này đều có điều kiện lập khác nhau như sau:
- Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết: đề án này chỉ được lập đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn đã đi vào hoạt động và chưa tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
- Trái ngược với đề án chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản này được thực hiện lập đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, dự án này phải đã đi vào hoạt động nhưng chưa tiến hành lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Đề án bão vệ môi trường - Phân biệt qua đối tượng thực hiện

- Đối với hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết: hồ sơ này được lập dành cho các doanh nghiệp là chủ dự án có quy mô hoạt động lớn, năng suất bình quân sản xuất trên 1 năm trên 1 triệu sản phẩm và diện tích đất phục vụ cho sản xuất trên 2 hecta. Chi tiết các đối tượng thì các bạn đọc lại bài báo cáo đánh giá tác động môi trường đtm nhé.
- Đối với hồ sơ đề án bảo vệ môi trường: khác với đề án chi tiết, hồ sơ này thực hiện lập dành cho các doanh nghiệp có dự án quy mô hoạt động vừa và nhỏ, bình quân năng suất sản xuất dưới 1 triệu sản phẩm và diện tích đất phục vụ cho hoạt động sản xuất dưới 2 hecta.

Các loại đề án bảo vệ môi trường - Khác nhau về hồ sơ lập phê duyệt

1. Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.
2. Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản:
- Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Ba (03) bản đề án đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:
+ Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư này.

Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về 2 loại đề án môi trường này. Mọi thắc mắc khác vui lòng liên hệ với Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé.
Category: articles

Wednesday, December 23, 2015

Báo cáo đtmđề án bảo vệ môi trường chi tiết tuy cùng là hồ sơ môi trường được lập dành cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư quy mô hoạt động lớn, nhưng sự khác biệt về hồ sơ nộp và quy trình thực hiện lập là rất lớn. Để biết thêm điều này, doanh nghiệp có thể theo dõi bài so sánh sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.


Đề án chi tiết và báo cáo đtm - Khác biệt về điều kiện lập

Theo như chúng tôi được biết thì báo cáo đtm chỉ được lập khi doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, quy mô hoạt động sản xuất lớn, năng suất bình quân sản xuất 1 năm trên 1 triệu sản phẩm, diện tích đất sử dụng cho hoạt động sản xuất trên 2 hecta. Và điều trên hết là dự án này phải chưa đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Giống như báo cáo đtm, hồ sơ môi trường đề án bảo vệ môi trường chi tiết được lập dành cho những đối tượng đã nêu trên nhưng sự khác biệt lớn nhất là các dự án này phải đi vào hoạt động và chưa có hồ sơ báo cáo đtm.

Khác nhau về căn cứ lập báo cáo đtm và đề án môi trường chi tiết

- Đối với báo cáo đtm thì căn cứ pháp lý được quy định qua những luật sau:
+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực ngày 23/06/2014.
+ Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết thì căn cứ pháp lý lập lại khác biệt đôi chút:
+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
+ Thông tư số 26/2015/TT- BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và xác nhận việc thực hiện đề án, lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Điều 3 – 9).
+ Thông tư số 22/2014/TT- BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 18/2015/NĐ–CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 12, Phần Phụ lục).

Khác nhau về thủ tục lập giữa 2 hồ sơ đề án chi tiết và đtm

1. Đối với báo cáo đtm thì hồ sơ lập phê duyệt như sau:
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
- Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.
2. Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
Bao gồm những hồ sơ liên quan đến báo cáo đtm và một số hồ sơ khác được quy định trong thông tư 26/2015/TT-BTNMT như sau:
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/NĐ-CP.
- Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Hiện mình chỉ phát hiện đôi chút sự khác biệt giữa hai hồ sơ này thôi, để tìm hiểu thêm về nó các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé. Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh rất vui được hợp tác với quý doanh nghiệp.
Category: articles

Tuesday, December 22, 2015

Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết là gì phải không ? Đây là hồ sơ được lập khắc phục nếu doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động, triển khai thực hiện dự án nhưng chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ở bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ trích dẫn một số điều luật về đề án môi trường chi tiết này, hi vọng với thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường này. Mọi thông tin dưới đây điều được trích từ Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định về đề án chi tiết và đề án đơn giản.


Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Theo điều 3 Chương II lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết trong thông tư 26/2015/TT-BTNMT có quy định về đối tượng thực hiện như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

Theo điều 4 cũng chương II trong thông tư 26/2015/TT-BTNMT có quy định hồ sơ lập như sau:
1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.

Tham vấn ý kiến về đề án chi tiết

Điều 5 chương II quy định về mục này như sau:
1. Trong giai đoạn lập đề án chi tiết, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo tóm tắt những nội dung chính của đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.
2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp, Ủy ban nhân dân cấp xã được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ cơ sở thì được coi như đồng ý với nội dung của đề án chi tiết.
3. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu chủ cơ sở tổ chức đối thoại với đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn về nội dung đề án chi tiết; chủ cơ sở có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền tham gia đối thoại.

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

Theo điều 6 thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định về mục này gồm những thông tin sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.

Thẩm định, phê duyệt và thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Rà soát, đánh giá tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết. Trường hợp không đúng quy định, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện;
b) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn là đại diện của cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án, trường hợp cần thiết có một (01) phó trưởng đoàn; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở (trường hợp đề án chi tiết do Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt) và các chuyên gia về môi trường, lĩnh vực liên quan đến loại hình hoạt động của cơ sở. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở; đo đạc, lấy mẫu phân tích để kiểm chứng số liệu trong trường hợp cần thiết. Việc kiểm tra được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất hai phần ba (2/3) số lượng thành viên đoàn kiểm tra, trong đó phải có trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn (khi được trưởng đoàn ủy quyền) và có mặt của đại diện có thẩm quyền của cơ sở. Thành viên đoàn kiểm tra phải có bản nhận xét về đề án chi tiết của cơ sở. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản kiểm tra. Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra và biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 7, Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở và đề án chi tiết của cơ sở; tổng hợp, xử lý ý kiến của các cơ quan, chuyên gia có liên quan (nếu có);
d) Thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định đề án chi tiết theo một (01) trong ba (03) trường hợp sau: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung khi tất cả thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung kèm theo yêu cầu cụ thể về việc chỉnh sửa, bổ sung khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét không thông qua (nêu rõ lý do).
đ) Tổ chức rà soát nội dung đề án chi tiết đã được chủ cơ sở hoàn thiện;
g) Phê duyệt đề án chi tiết, mẫu quyết định phê duyệt quy định tại Phụ lục 9 Thông tư này.

Mọi chi tiết thắc mắc khác về hồ sơ môi trường này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh rất vui được hợp tác với quý doanh nghiệp.

Category: articles

Sunday, December 20, 2015

Theo quy định của nhà nước, doanh nghiệp có dự án đầu tư không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ đã đi vào hoạt động thì định kỳ hằng năm theo tần suất quy định cho từng khu vực phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Ở bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu lập hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ nằm ngoài KCN TPHCM. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Căn cứ luật áp dụng thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường; căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Đối tượng thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) và Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường).

Nội dung lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
- Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
- Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
- Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Nơi nộp phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Phòng Quản lý môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường (địa chỉ số 63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1), Phòng Tài nguyên và Môi trường – Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở và các cơ quan chức năng khác (theo yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).
- Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.
- Các cơ sở không thuộc hai đối tượng nêu trên phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).
- Sở Tài nguyên và Môi trường giao Thanh tra Sở và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các cơ sở không thực hiện đầy đủ và đúng quy định chương trình giám sát môi trường theo Khoản 4, Điều 27 và Khoản 1 và 2, Điều 29, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn thành phố để biết và thực hiện.

Trên đây là thông tin được quy định tại Số:3105/TNMT-QLMT TP. Hồ Chí Minh ngày 18/04/2008 Về việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ tại HCM.
Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào về hồ sơ môi trường báo cáo giám sát môi trường định kỳ, mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh hân hạnh phục vụ quý doanh nghiệp.
Category: articles

Thursday, December 17, 2015

Theo hướng dẫn tại Văn bản số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường) Ban quản lý thông báo đến các Công ty PTHT các Khu chế xuất và công nghiệp, các Doanh nghiệp nằm trong Khu chế xuất và công nghiệp thành phố về việc cập nhật mới mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Thông tin chi tiết được quy định rõ trong bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý mới áp dụng thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 04/01/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
- Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.

Kết quả đo đạc, phân tích báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Tiến hành thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của chất thải và môi trường xung quanh;
- Ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân tích trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng đảm nhận.

Giám sát nguồn thải trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn thải) của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần (đối với đơn vị có hệ thống XLNT cục bộ).
- Nước thải: lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống cống thoát của KCX/KCN; tiêu chuẩn đối chiếu: tiêu chuẩn nước thải thoát vào cống chung của KCX/KCN.
- Khí thải: lấy mẫu phân tích khí thải tại các nguồn phát sinh, sau hệ thống xử lý (nếu có); các quy chuẩn đối chiếu: QCVN 19:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ); QCVN 20:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ);
- Chất thải rắn và chất thải nguy hại: giám sát nguồn thải và khối lượng chất thải phát sinh.
- Tiếng ồn, độ rung: đo đạc tại các vị trí phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng nhiều nhất; quy chuẩn đối chiếu: QCVN 26:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn), QCVN 27:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung);

Giám sát môi trường xung quanh trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở (không khí); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
- Môi trường không khí xung quanh: các quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh), QCVN 06:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh);
- Môi trường nước mặt: quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).


Trên đây là mẫu lập báo cáo giám sát môi trường áp dụng thực hiện cho các đối tượng nằm trong KCN TPHCM. Mọi chi tiết thắc mắc hay có nhu cầu muốn thực hiện lập hồ sơ môi trường này, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Công ty tư vấn dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh hân hạnh được phục vụ quý doanh nghiệp.
Category: articles

Tuesday, December 15, 2015

Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản chỉ áp dụng thực hiện cho các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, tính chất tương đương với đối tượng thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Lưu ý, đây chỉ là hồ sơ lập bổ sung khi doanh nghiệp chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường mà đã đi vào hoạt động. Để thực hiện lập hồ sơ môi trường này doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ? Quy trình thực hiện ra sao ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.


Khảo sát về đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Trong quá trình hoạt động tư vấn chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản này như sau:
- Điều kiện thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì ?
- Mục đích thực hiện lập hồ sơ môi trường này là gì ?
- Căn cứ nào áp dụng thực hiện lập đề án môi trường đơn giản ?
- Đối tượng áp dụng lập hồ sơ này bao gồm những ai ?
- Quy trình thực hiện lập và phê duyệt đề án đơn giản là gì ?
- Cơ quan nào thực hiện phê duyệt đề án môi trường đơn giản ?
Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Điều kiện và mục đích thực hiện lập đề án môi trường đơn giản

- Điều kiện: dự án đầu tư hoạt động trước thời điểm 36 tháng kể từ ngày triển khai và chưa lập đề án môi trường đơn giản.
- Mục đích: cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản nhằm ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi dự án hoạt động.
+ Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm từ đó có thể đề ra được các biện pháp khắc phục phù hợp.
+ Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chuẩn của pháp luật.

Căn cứ pháp lý áp dụng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản và nộp cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt trước ngày 31/12/2014.
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Đối tượng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
- Để hiểu rõ hơn, chúng tôi xin nói lại các đối tượng thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
- Bao gồm các cá nhân, tổ chức có dự án muốn hoạt động có quy mô vừa và nhỏ, năng suất trung bình dưới 1 triệu sản phẩm / năm và diện tích hoạt động của dự án phải dưới 2 hecta.
- Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
- Không áp dụng cho các đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.
- Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
- Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

Quy trình thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Lập và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản được thực hiện theo quy trình tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, gồm các bước sau đây:
- Chủ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này lập và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định tại Điều 17 Thông tư này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Phụ lục 19a, Phụ lục 19b kèm theo Thông tư này thì có văn bản thông báo chủ cơ sở để hoàn thiện.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xử lý hồ sơ. Trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và lấy ý kiến của cơ quan, chuyên gia.
- Cơ quan thường trực đăng ký tổng hợp, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho chủ cơ sở (nếu có).
- Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu được thông báo (nếu có).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Cơ quan thường trực đăng ký chứng thực và gửi đề án môi trường đơn giản đã xác nhận (các cơ quan này có thể là Bộ TN&MT cấp Huyện, HepZa nếu ở khu công nghiệp TP.HCM).


Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu thực hiện nhé. Nhân dịp Noen đến, công ty tư vấn dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh xin chúc quý khách một mùa Noen đầy vui vẻ và ấm áp bên người thân, gia đình. Xin chân thành cảm ơn quý doanh nghiệp đã ủng hộ chúng tôi trong thời gian qua. Bài viết đến đây là hết, hẹn gặp lại kỳ sau nha.

Category: articles

Monday, December 14, 2015

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp phải thực hiện định kỳ hằng năm theo tần suất được quy định sẵn cho từng khu vực. Đây là một hình thức đánh giá ngắn hạn tình hình môi trường khu vực nơi dự án hoạt động và báo cáo về các cơ quan có thẩm quyền (Củ thể là các Phòng Tài nguyên và Môi trường, các chi cục Bảo vệ môi trường), với mục tiêu là đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở, thêm vào đó là cộng tác để thực hiện việc bảo vệ môi trường của cơ sở. Nói đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã biết hồ sơ này quan trọng như thế nào rồi phải không, để hiểu thêm về hồ sơ này, chúng tôi đã thực hiện bài viết sau đây, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Mục đích lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ với mục đích đầu tiên chỉ có thể là báo cáo tính hình ô nhiễm từ các chất nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất của dự án đến môi trường như thế nào, sau đó hửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, thẩm định.
- Thứ hai, theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đến chất lượng môi trường.
- Cuối cùng là định kỳ đo đạc, lấy các mẫu phân tích các thông số liên quan đến các tác động tiêu cực của môi trường xung quanh Cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất).

Căn cứ pháp lý áp dụng thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 04/01/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
- Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.

Đối tượng áp dụng thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Báo cáo giám sát được áp dụng cho tất cả đối tượng có dự án hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường(Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2011)
- Các đối tượng này có thể là: các Cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), các Bệnh viện, Phòng khám, Trường học, các Nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị.

Quy trình thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về hoạt động của Cơ sở, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế - xã hội liên quan đến Dự án.
- Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn, nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cơ sở.
- Thực hiện việc lấy mẫu các chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại các ống khói, hoặc khí thải tại nguồn nếu doanh nghiệp có sử dụng máy phát điện, các mẫu đất, mẫu nước ngầm sau đó đánh giá tác động môi trường. Đây là bước lâu nhất của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng , xử lý khí thải, nước thải, phương án thu gom và xử lý các chất thải rắn.
- Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý , giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ(Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở quận, huyện).

Sơ đồ thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Mừng Noen 2015, Công ty tư vấn dịch vụ môi trường chúng tôi xin chúc quý khách một mùa Noen đầy niềm vui, ấm áp bên gia đình và người thân. Cám ơn quý khách đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đem đến cho quý một một dịch vụ uy tín và chất lượng nhất. Xin cảm ơn.
Nếu doanh nghiệp có thắc mắc hay đang có nhu cầu thực hiện lập hồ sơ môi trường này, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.


Nguồn: Hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ http://hosomoitruong.vn/bao-cao-giam-sat-moi-truong-dinh-ky.html
Category: articles

Sunday, December 13, 2015

Công ty tư vấn dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh xin kính chào quý khách. Chúng tôi là doanh nghiệp chuyên tư vấn lập các hồ sơ môi trường như báo cáo giám sát môi trường định kỳ, đề án bảo vệ môi trường chi tiết,... với thủ tục nhanh và chi phí thấp. Nhân dịp noen tới đây chúng tôi xin chúng quý khách tràn đầy niềm vui và ấp áp bên gia đình. Cảm ơn quý khách đã ủng hộ chúng tôi trong thời gian qua.

Công ty lâm nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý cũng mất rừng, giao cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN) lại càng mất nhiều hơn, khoán cho người dân thì chính sách bị lợi dụng… Do vậy chỉ trong 5 năm qua, toàn tỉnh Đắc Nông có tới 26.000ha rừng bị chặt phá, 50.000ha đất lâm nghiệp bị bao chiếm trái phép. Hiện nhiều Công ty lâm nghiệp nhà nước phải đưa vào diện giải thể vì còn quá ít rừng, chuyện giao rừng cho tư nhân cũng… “vỡ trận” thê thảm.


Giải thể hàng loạt vì không còn rừng

Sau thời gian thí điểm, hiện UBND tỉnh Đắc Nông đang chỉ đạo các địa phương nhanh chóng cấp “sổ đỏ” cho hơn 63.000ha đất có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, tập trung nhiều nhất tại thị xã Gia Nghĩa và các huyện Đắk G’long, Tuy Đức… Đây là diện tích rừng bị chặt phá, bao chiếm trái phép từ năm 2004 – 2010, được hợp thức hóa và thu một số tiền nhất định cho ngân sách.

Còn từ năm 2010 đến nay, trên toàn tỉnh có thêm 26.000ha rừng bị chặt phá, 50.000ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép mà việc thu hồi, trồng lại rừng đang rất nan giải. Tại Công ty TNHH MVT lâm nghiệp Gia Nghĩa, hàng nghìn hécta rừng phòng hộ ngay đầu nguồn thị xã bị “cạo trọc”, cơ quan điều tra vừa bắt tạm giam ông Lê Tuấn Khang – giám đốc một xí nghiệp quản lý rừng thuộc Công ty này – để điều tra về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.

Trong cùng diễn biến, cơ quan chức năng của Bộ Công an cũng đang tiến hành điều tra việc để mất rừng, giao khoán đất rừng trái quy định của những cán bộ khác tại Công ty lâm nghiệp Gia Nghĩa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Còn tại Công ty lâm nghiệp Quảng Tín, TAND tỉnh Đắc Nông cũng tuyên phạt nguyên giám đốc, nguyên phó giám đốc, nguyên quyền giám đốc và 5 cán bộ thuộc quyền từ 10 tháng đến 3 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Các cán bộ này đã đem 2.900ha đất rừng liên doanh với 9 DNTN, trong đó có 1.800ha rừng phải khoanh nuôi bảo vệ nhưng để mất tới 1.300ha. Còn với Công ty lâm nghiệp Trường Xuân, Thanh tra tỉnh Đắc Nông xác định từ năm 2008 – 2013, đơn vị này để mất hơn 4.500ha rừng tự nhiên nhưng không kịp thời báo cáo.

Ông Trần Quyết Tâm – Giám đốc Công ty – đang đợi kết luận của cơ quan chức năng. Đây cũng là các đơn vị thuộc diện giải thể hoặc chuyển thành ban quản lý rừng phòng hộ theo phương án sắp xếp, đổi mới các nông – lâm trường quốc doanh, do diện tích rừng còn lại… không đáng kể.

Vẫn chưa hết, thực hiện Nghị định 135/2005 về việc giao khoán đất rừng sản xuất, các Công ty lâm nghiệp ở Đắc Nông còn giao khoán 2.600ha đất rừng cho nhiều cá nhân. Song việc giao khoán rất tùy tiện, sai đối tượng, chính sách nhà nước bị lợi dụng, dẫn đến 1.960ha rừng bị… “cạo trọc”.

“Vỡ trận” giao rừng cho tư nhân

Trước thực trạng bất lực của các Công ty lâm nghiệp nhà nước, UBND tỉnh Đắc Nông đã thu hồi hơn 31.600ha đất rừng, giao hẳn cho các DNTN thuê. Với chủ trương này, tỉnh hy vọng rừng sẽ được bảo vệ, phát triển tốt hơn nhờ năng lực tài chính, khoa học kỹ thuật, khả năng kinh doanh của khối tư nhân. Nhưng theo rà soát mới đây, trong 41 dự án chỉ có 10 dự án có hiệu quả, còn 22 dự án kém hiệu quả, 9 dự án không hiệu quả. Trong khi đó, các doanh nghiệp đã để gần 5.000ha rừng tự nhiên bị chặt phá, hơn 8.000ha đất lâm nghiệp bị bao chiếm trái phép.

Nhiều dự án bị bao chiếm gần hết như dự án của Công ty CP đầu tư xây dựng 59, Công ty CP đầu tư xây dựng Kiến Trúc Mới, Công ty Long Sơn… Sở TNMT Đắc Nông nhận định, việc tranh chấp đất đai giữa người dân và các doanh nghiệp hiện rất phức tạp, khả năng thu hồi để trồng lại rừng là rất khó thực hiện.

Còn Sở NNPTNT mới chỉ thống kê việc mất rừng tại 17/41 dự án, việc mất rừng đã gây thiệt hại cho Nhà nước tới 272 tỉ đồng. Chuyện “vỡ trận” khi giao đất rừng cho khối tư nhân còn thể hiện ở chỗ, hàng loạt doanh nghiệp xin trả lại rừng cho Nhà nước. Đó là Công ty CP chế biến lâm sản và xuất khẩu Thăng Long, Công ty CP kỹ nghệ gỗ MDF Long Việt vì… rừng bị phá gần hết.

Liên quan đến các doanh nghiệp để mất rừng, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng, ông Đỗ Ngọc Duyên – Giám đốc Sở NNPTNT – cho biết: “Tỉnh đang thành lập một hội đồng tư vấn gồm nhiều ngành chức năng để xem xét. Nếu doanh nghiệp đã cố gắng nhưng vì các lý do khách quan dẫn đến mất rừng thì cần xem xét, trường hợp thiếu trách nhiệm, không triển khai bảo vệ rừng hoặc cố ý phá rừng thì sẽ xử lý hình sự…”.

Về việc buộc các doanh nghiệp để mất rừng phải bồi thường, ông Ngô Xuân Lộc – Chánh Văn phòng UBND tỉnh – cho biết, tỉnh đang tổ chức họp với các ngành để xem xét. Nhưng ông Lộc cũng cho hay, từ trước đến giờ chưa có doanh nghiệp nào bồi thường giá trị thiệt hại về rừng. Trên thực tế, trước đây tỉnh chỉ cho doanh nghiệp thuê đất, còn rừng thì giao (vì không xác định được giá trị rừng để cho thuê) nên giờ buộc bồi thường cũng không phải dễ dàng.

Không chỉ ở Đắc Nông mà trên toàn vùng Tây Nguyên, chỉ các vườn quốc gia, khu bảo tồn và các ban quản lý rừng có mô hình bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả. Còn nơi nào rừng gắn với chữ doanh nghiệp, kinh doanh thì kết quả ngược lại, cho dù chủ thể là đơn vị Nhà nước hay tư nhân.


Theo: laodong
Category: articles

Thursday, December 10, 2015

Để bảo vệ môi trường sống, các doanh nghiệp cần phải thực hiện lập các hồ sơ môi trường trước khi đi vào hoạt động triển khai dự án, nhưng đôi lúc có trường hợp, doanh nghiệp chưa tiến hành lập các hồ sơ này mà đã đi vào hoạt động triển khai dự án, để tránh bị xử phạt doanh nghiệp cần lập đề án bảo vệ môi trường để khắc phục. Với điều kiện trên, chắc hẳn doanh nghiệp đã biết mình cần phải làm gì rồi phải không, ở bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ nói rõ hơn về đề án bảo vệ môi trường này, cùng tìm hiểu nhé.


Giới thiệu đôi nét về đề án bảo vệ môi trường và mục đích thực hiện

Cũng như các hồ sơ môi trường khác thì đề án bảo vệ môi trường được lập để đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của dự án, từ đó có thể giúp doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp và đề án bảo vệ môi trường thực chất là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải lập bổ sung khi đã lỡ đi vào hoạt động sản xuất mà chưa có báo cáo đtm hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật.
- Mục đích lập đề án bảo vệ môi trường:
Điều đầu tiên là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường sau đó giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

Phân loại hồ sơ đề án bảo vệ môi trường

- Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: đối với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 nghị định 18/2015/NĐ-CP để đăng ký.

Đối tượng và hồ sơ lập đề án bảo vệ môi trường

Vì đây là hồ sơ lập bổ sung nên đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường sẽ tương đương với đối tượng lập báo cáo đtm hay kế hoạch bảo vệ môi trường.
Các đối tượng cần phải lập Đề án bảo vệ môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP gồm các nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động nhưng chưa có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Mỗi loại đề án thì sẽ có mỗi bộ hồ sơ nộp phê duyệt khác nhau.
1. Hồ sơ nộp đề án bảo vệ môi trường đơn giản bao gồm:
- Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT;
- Ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:
Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT;
Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
2. Hồ sơ nộp đề án bảo vệ môi trường chi tiết bao gồm:
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/NĐ-CP.
- Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Quy trình thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường

+ Tiến hành kiểm tra dự báo điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, vị trí địa lý, khí hậu khu vực dự án.
+ Tiến hành quan trắc thu thập mẫu: đất nước, không khí, thành phần tự nhiên xung quanh khu vực tiến hành dự án.
+ Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm khi thực hiện dự án với môi trường xung quanh. + Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án.
+ Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
+ Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại khu vực xây dựng dự án.
+ Tiến hành xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường trong quá trình triển khai dự án.
+ Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án gồm:
• Văn bản (đơn) đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết(hoặc đơn giản).
• Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ sở hoặc hồ sơ tương đương).
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết(hoặc đơn giản).
• Đĩa CD ghi toàn bộ nội dung đề án BVMT

Cơ quan nộp phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

- Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết tương ứng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô, công suất lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản tương đương đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô, công suất lập kế hoạch bảo vệ môi trường - cơ sở có quy mô, công suất nhỏ hơn quy mô, công suất nêu tại phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.


Với thông tin trên sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường này. Mọi chi tiết thắc mắc doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938395254 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nhé. Công ty tư vấn dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh hân hạnh được phục vụ quý doanh nghiệp.
Category: articles

Friday, December 4, 2015

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện lập trước khi đi vào hoạt động triển khai dự án. Lưu ý đây là hồ sơ chỉ được lập cho các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, chính vì thế đây là hồ sơ khó lập và tốn nhiều tiền bạc nhất. Vậy quy trình thực hiện hồ sơ này ra sao ? Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để đưa dự án đi vào hoạt động ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Mục đích lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Trước tiên, ta cần phải hiểu thế nào là báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13)
Với định nghĩa trên, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhằm mục đích sau:
- Đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.
- Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự chủ động trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Hợp thức hóa quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chuẩn quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý áp dụng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực ngày 23/06/2014.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Đối tượng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Điều này được quy định rất rõ tại phụ lục 2 nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác

Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án;

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đtm hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

Quy trình thực hiện lập và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quy trình này được thực hiện qua những bước sau đây:
- Bước 1: Khảo sát, đánh giá thu thập số liệu về: địa chất, khí hậu, điều kiện tự nhiên, môi trường, con người xung quanh dự án hoạt động.
- Bước 2: Thu thập, lấy mẫu các nguồn bị ô nhiễm như: khí thải, nước thải, tiếng ồn, các chất thải nguy hại khác,...
- Bước 3: Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm sau khi đã phân tích.
- Bước 4: Đề ra các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường
- Bước 5: lập hồ sơ và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thời gian thẩm định và nơi nộp phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
- Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.


ĐTM là hồ sơ môi trường quan trọng với thời gian thực hiện thủ tục dài nhất. Để giảm thiểu chi phí đi lại cũng như thời gian cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, công ty tư vấn dịch vụ môi trường SGE xin cung cấp dịch vụ làm hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường với tiêu chí chất lượng, đảm bảo tiến độ và chi phí hợp lý nhất. Mong được sự quan tâm và hợp tác của khách hàng gần xa.
Category: articles

Thursday, December 3, 2015

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hồ sơ môi trường được các doanh nghiệp lập thường xuyên hàng năm theo tần suất quy định của nhà nước. Tần suất ở đây có thể là 3 tháng, 6 tháng (riêng tỉnh Bình Dương 1 năm lập 1 lần). Chính vì thế đây là hồ sơ khá là quan trọng đối với các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường này, Công ty Cao Nguyên Xanh xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết "Kiến thức cần biết để lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ", cùng tìm hiểu nhé.

báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ để làm gì ?

- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hồ sơ pháp lý được các doanh nghiệp thực hiện lập trước sau khi dự án doanh nghiệp đầu tư đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Đây là một hình thức để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các Cơ sở và báo cáo về các cơ quan có thẩm quyền (Củ thể là các Phòng Tài nguyên và Môi trường, các chi cục Bảo vệ môi trường), với mục tiêu là đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở, thêm vào đó là cộng tác để thực hiện việc bảo vệ môi trường của cơ sở.

Thời gian thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- 3 tháng 1 lần đối với các cơ sở năm trong danh sách di dời do ô nhiễm môi trường và được xác nhận là gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục. 6 tháng 1 lần đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc 2 đối tượng trên.
- Riêng với tỉnh Bình Dương được quy định cụ thể trong công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương với tần suất 1 năm làm 1 lần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

Đối tượng thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường(Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2011).
- Các cơ sở này có thể là: các Cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), các Bệnh viện, Phòng khám, Trường học, các Nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị.

Quy trình thực hiện lập và phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, môi trường nơi dự án hoạt động.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến dự án.
- Thu thập, lấy mẫu các chất thải nguy hại.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, tránh ô nhiễm môi trường
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường
- Lập hồ sơ, báo cáo giám sát môi trường và nộp phê duyệt (Sở hoặc Bộ tài nguyên và môi trường, HepZa).

Với thông tin trên, hi vọng phần nào giúp cho các bạn hiểu rõ thêm về hồ sơ môi trường báo cáo giám sát môi trường định kỳ này, mọi chi tiết thắc mắc doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi, Công ty tư vấn dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh qua Hotline: 0938.395.254
Category: articles

Wednesday, December 2, 2015

Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông – Đồng Tháp) vừa được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Với độ cao 1m so mực nước biển, đây là khu sinh cảnh đất ngập nước phèn – rừng tràm còn lại lớn nhất Đông Dương, một trong số ít “cánh đồng hoang” còn lưu giữ những mẫu cuối cùng của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười.
Kho báu giữa trời Nam
Trụ sở của Ban giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim (VQGTC) đã dời về địa điểm mới, cách chỗ cũ cả cây số. Khang trang, bề thế với tòa nhà 2 tầng. Phòng làm việc của Giám đốc VQGTC Nguyễn Văn Hùng treo tấm ảnh lớn, rất ấn tượng: Đàn chim hồng hạc vươn mình trong nắng ban mai. Chụp được những tấm ảnh về loài chim quý này phải là người thực sự say mê và kỳ công lắm. “Ảnh tôi chụp đó. Chụp để giới thiệu với bạn bè nét đẹp nơi mình đang sống, làm việc”, ông Hùng cởi mở.
212_ tram chim
Một góc Tràm Chim
“Nơi đây âm dương hòa hợp. Cúi mặt xuống đất thấy tràm, ngửa mặt lên trời thấy chim. Thân phụ tôi nay đã trên 90 tuổi, ông sinh ra đã thấy Tràm Chim rồi. Chúng ta đang ngồi trên vùng đầm lầy xưa đó…”, với tính nghệ sĩ và lợi thế là dân địa phương, trên 25 năm làm công tác khoa học ngay tại VQGTC nên ông Hùng có cái nhìn thật tỉ mỉ và đa chiều về nơi này.
Đồng Tháp Mười có diện tích trên 700.000ha, trải dài trên 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. VQGTC là sinh cảnh đất ngập nước phèn – rừng tràm còn lại lớn nhất Đông Dương, là một trong số ít “cánh đồng hoang” còn lưu giữ những mẫu cuối cùng của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười. Những cánh rừng tràm bát ngát xen kênh rạch uốn lượn. Năng mọc bạt ngàn, lan ra sát lộ, với nhiều chủng loại (năng ống, năng kim…). Và còn độc đáo bởi lúa ma/lúa trời, một thuở khẩn hoang sống dựa thiên nhiên, những cách đồng sen mênh mông cùng thảm thực vật nổi thủy sinh phong phú như bông súng, củ co, rau nhút…
Mùa khô là mùa vũ điệu của sếu đầu đỏ, loài sếu có tên trong Sách Đỏ thế giới. Cả trăm con, mỗi con nặng từ 7-15kg, cao hơn 1m, bay lượn, tỏ tình trên bãi năng. Chiều về, rừng tràm cực kỳ sống động, xào xạc rợp cánh chim chao nghiêng về tổ (hơn 200 loài chim, trong đó 32 loài chim có giá trị bảo tồn, 12 loài trong Sách Đỏ Việt Nam).  Xứ này từ xưa nức tiếng “vương quốc cá”, với trên trăm loài gồm nhóm cá đen/cá đồng (cá lóc, cá trê, cá rô…); cá trắng/cá sông (cá chép, cá chốt, cá he…). Nguồn lợi từ cá lớn lắm, qua mặt lúa xa lắc. Ngày trước, để được phép khai thác cá, ngư dân Sở Hạ và xứ Như Cương (nay thuộc Đồng Tháp) sẵn sàng nộp thuế cho Nhà nước 26.130 quan tiền, tương đương số tiền thuế đánh trên 13.065 mẫu vườn hạng nhất (Gia Định thành thông chí – Trịnh Hoài Đức). Chưa đầy 10 năm trước, ngay sát VQGTC, người dân khai thác cá đã đạt doanh thu quy ra 9 – 10 tỷ đồng mỗi năm. Đến bây giờ, dù sản lượng đã giảm sút, nhưng cứ ghé bất kỳ quán nào, từ thị trấn Thanh Bình hướng về Tam Nông, cũng có sẵn những con cá lóc to đợi chờ…
Bảo tồn đất ngập nước
Thời gian qua VQGTC đã làm được hai vấn đề lớn, tác động tích cực đến việc bảo tồn bền vững khu Ramsar thế giới (được công nhận ngày 22-5-2012) rất đặc biệt này. Đó là việc xử lý, điều tiết nước hợp lý và làm giảm xung đột lợi ích; đưa người dân, cộng đồng cùng tham gia bảo tồn, phát triển.
Nước, “vận mệnh” của VQGTC. Khô quá dễ cháy rừng, còn ngập quá khiến hệ sinh thái suy thoái, thu hẹp diện tích đồng cỏ năng, nguồn thức ăn chính của đàn sếu… “Quản lý nước phải dựa vào chính thiên nhiên nhưng cũng thật khoa học, thủy vực phải phù hợp sự phát triển của từng thảm thực vật”, Giám đốc Nguyễn Văn Hùng chia sẻ. Với sự giúp sức của các chuyên gia hàng đầu thuộc Chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước Mekong, các nhà khoa học Việt Nam đã triển khai dự án “Quản lý thủy văn nhằm điều tiết nước hợp lý”. Mực nước tại đây được lập bảng theo dõi chặt chẽ từng ngày, từng tháng, từng mùa cho từng phân khu…
Bảo tồn bền vững phải hài hòa với “cuộc chiến” chống đói nghèo, giảm thiểu xung đột lợi ích, giữ gìn nét văn hóa lịch sử của địa phương. Dự án “Quản lý cảnh quan và phát triển sinh kế bền vững trong và xung quanh VQGTC” (Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) – Chương trình Việt Nam tài trợ), dự án “Bảo tồn đất ngập nước có sự tham gia của cộng đồng”… cũng đã được triển khai. Hàng trăm hộ dân nghèo được cấp thẻ, hàng chục ngàn lượt người đã tham gia khai thác “có kiểm soát” (quy định rõ địa điểm khai thác, phương pháp đánh bắt, thời gian đánh bắt và sản lượng…) giúp nâng cao thu nhập, đặc biệt trong mùa lũ (khoảng 1,5 triệu đồng/hộ/tháng) và nhờ đó  các vụ xâm chiếm, vi phạm trái phép giảm rõ rệt…
Đáng quý hơn, những thành công đó nằm trong bối cảnh biến đổi khí hậu gay gắt; thay đổi cả chế độ thủy văn, hệ sinh thái, tự nhiên lẫn xã hội. Những bàu, lung, rọc, trấp… đã mất dần; nước ngày càng khan hiếm. “Hồi xưa, dân múc nước lóng phèn là dùng được, sắp tới cẩn thận không có nước để… rửa chén nữa; cá đẻ cũng khó khăn hơn, có loài sẽ mất đi. Năm nay, nước lũ nhỏ nhất trong vòng 30 – 40 năm qua. Chúng ta phải chủ động để đối phó với lượng nước về sẽ ngày càng ít trong tương lai”, ông Nguyễn Văn Hùng nhận định.
“Dấu chân mới”
“Mừng lắm nhưng cũng lo”, Giám đốc Hùng tâm sự khi VQGTC được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích danh lam thắng cảnh (tháng 10-2015). Đồng Tháp có tầm nhìn xa đối với “kho báu” này khi mạnh dạn bố trí kinh phí từ nhiều năm trước (khoảng 10 tỷ đồng/năm) để nâng cấp, xây mới trụ sở, cơ sở hạ tầng; đầu tư trên 200 tỷ đồng cho dự án bảo tồn, phát triển VQGTC (giai đoạn 2013-2020); mời giảng viên từ TPHCM xuống đào tạo nghiệp vụ du lịch…
“Sẽ còn nhiều việc phải làm để thực hiện đúng theo Công ước Ramsas, quy định của Bộ VH-TT-DL, nghiên cứu kế hoạch trữ nước ngọt…”, Giám đốc Nguyễn Văn Hùng nói vậy nhưng nhấn mạnh, trước mắt sẽ tập trung xây dựng, triển khai 2 dự án lớn; đó là dự án “An sinh xã hội cho bà con nghèo sống trong vùng đệm” và dự án “Du lịch sinh thái với quy mô và tính chuyên nghiệp cao”.
Theo ông Hùng, các dự án phải hướng đến xã hội hóa với nhiều loại hình mới như du lịch trải nghiệm khoa học (bảo tàng chim, cá…), du lịch kiểm lâm, homestay và kỹ năng sống trong rừng…
VQGTC sẽ in nhiều dấu chân mới. “Xinh tươi con gái Tháp Mười/Tay ôm bó lúa, miệng cười như hoa”. Trước năm 2000, có hơn 1.000 khách du lịch/năm; giai đoạn năm 2010 – 2012, khoảng 10.000 khách/năm; năm 2014 có 60.000 và 9 tháng đầu năm 2015 đã vọt lên trên 100.000 khách. “Đầu tháng 12 tới là Ngày hội du lịch VQGTC, năm nay có thêm dịch vụ ô tô điện và sắp triển khai 4 tàu năng lượng phục vụ khách du lịch. Dự kiến, năm tới 60 cán bộ nhân viên Trung tâm du lịch VQGTC sẽ tự lo kinh phí hoạt động, lương…”, Giám đốc Hùng cho biết.
“Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười” (Nguyễn Hiến Lê) hấp dẫn một “Đồng Cỏ Lát” (tên gọi khác của Đồng Tháp Mười) hoang sơ. Bây giờ, “núi rừng có điện thay sao” nhưng nét xưa vẫn còn lưu giữ nhiều lắm. Huyền ảo những cánh chim chấp chới trên những cánh đồng năng bạt ngàn ngập nước.

Theo SGGP
Category: articles

Tuesday, December 1, 2015

Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ mới được thay đổi từ cam kết bảo vệ môi trường, điều này được quy định rất rõ trong nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2014. Vậy so với cam kết cũ thì kế hoạch bảo vệ môi trường này có thay đổi gì khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài hướng dẫn sau đây nhé.


Thực trạng môi trường hiện nay

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề được các nhà nước quan tâm nhất hiện nay, chính vì thế mà hàng loạt các nghị định, thông tư liên quan đến môi trường đang được nhà nước ban hành và đổi mới hàng năm. Nhà nước thực hiện điều này trên hết là ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường xung quanh nơi dự án hoạt động. Trong quá trình hoạt động về lĩnh vực môi trường, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều doanh nghiệp đang mắc phải vấn đề lập các hồ sơ môi trường, ở ngày hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về một hồ sơ môi trường mới 2015 đó là kế hoạch bảo vệ môi trường. Một hồ sơ quan trong được lập trước khi triển khai dự án của doanh nghiệp đầu tư.

Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định mới

Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
- Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Tại Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định các đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô nằm ngoài Phụ lục II và không thuộc phụ lục IV của Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
- Chưa thi công xây dựng và hoạt động.

Nôi dung thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

- Địa điểm thực hiện của dự án
- Công nghệ, quy mô sản xuất, dịch vụ, kinh doanh của dự án.
- Các nguyên liêu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình hoạt động.
- Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
- Đề ra biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Tổ chức thực hiện các chương trình.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường mà đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì cần phải tiến hành thực hiện lập ngay đề án bảo vệ môi trường đơn giản để khắc phục hậu quả tránh vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các đôi tượng quy định tại Khoản 1 Điêu 32 Luật Bảo vệ môi trường.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này.
- Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng vãn bản.
- Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.

Thời điểm đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

- Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Category: articles