Monday, November 30, 2015

Trong thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 ngày 29/10 tại Hà Nội, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu năm 2015.

Thủ tướng dự Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 (Ảnh: Nhật Bắc)

Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng các nước ASEAN đề cập tại Hội nghị là vấn đề ô nhiễm khói mù nghiêm trọng tại Indonesia.

Cuối giờ chiều 29/10, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp báo thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN+3 lần thứ 14.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thông tin về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13.

Theo đó, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu năm 2015. Tại Hội nghị, các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 21, đệ trình lên Chủ tịch Hội đồng cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN để sau đó trình lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 vào tháng 11 năm 2015 để thông qua.

Các nước ASEAN ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc xây dựng dự thảo Tuyên bố ASEAN về Chương trình nghị sự Bền vững môi trường và biến đổi khí hậu sau 2015. Đồng thời thông qua Khung tiêu chí giám sát thực hiện quản lý, tổng hợp tài nguyên nước ASEAN; xem xét và nhất trí với dự thảo Chiến lược ASEAN-Trung Quốc về Hợp tác môi trường giai đoạn 2016-2020.

Các Bộ trưởng Môi trường ASEAN cũng họp nhóm với những người đồng cấp đánh giá các chương trình hợp tác với các nước đối thoại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc triển khai Chương trình hợp tác các thành phố kiểu mẫu bền vững về môi trường; triển khai dự án kiểm kê đa dạng sinh học tại khu vực ASEAN; Hợp tác Giáo dục về phát triển bền vững…

Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng các nước ASEAN đề cập tại Hội nghị là vấn đề ô nhiễm khói mù nghiêm trọng tại Indonesia, gây ảnh hưởng tới khu vực. ác nước thành viên ASEAN đã thông qua đề xuất của Indonesia về xây dựng Trung tâm Điều phối ASEAN về Kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới tại nước này và giao cho Indonesia tiếp tục triển khai các công việc thành lập Trung tâm theo đúng thời hạn.

Ông Lê Lương Minh, Tổng Thư ký ASEAN cho biết: Hội nghị có quyết định quan trọng, sẽ bắt đầu tiến hành lộ trình tiến tới một cộng đồng ASEAN không có khói mù vào năm 2020. Hội nghị cũng thông qua những thủ tục chuẩn về tiến hành các biện pháp ứng phó chung đối với hiện tượng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới; cũng như thông qua các chỉ dẫn về việc thực hiện các biện pháp thích nghi, theo dõi đánh giá cũng như biện pháp ứng phó chung đối với hiện tượng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới”.

Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên báo chí đặt câu hỏi, một số vấn đề liên quan đến việc quản lý tài nguyên nước, xả lũ, ô nhiễm nguồn nước… có được đề cập tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 hay không?

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: “Gần đây, Việt Nam mới chính thức tham gia Hiệp định về khai thác và sử dụng nguồn nước của các dòng sông xuyên quốc gia. Rất nhiều nước trong Hiệp hội ASEAN chưa tham gia Hiệp định này. Đây là vấn đề đang đặt ra đối với các nước trong ASEAN để từng bước có những chính sách quy định pháp lý về vấn đề khai thác và sử dụng các nguồn nước chung biên giới.

Liên quan đến khai thác sử dụng, quản lý lũ trên các lưu vực xuyên biên giới, trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong và Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang phối hợp với các thành viên có liên quan để xem xét việc các đập thủy điện xây ở thượng nguồn tác động đến hạ nguồn.

Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 14 sẽ được tổ chức tại Brunei vào năm 2017.

Theo Thy Hạt/VOV-Trung tâm Tin

Category: articles

Sunday, November 29, 2015

Ở kỳ trước, chúng tôi đã trả lời đôi nét một vài câu hỏi về hồ sơ môi trường báo cáo hoàn thành đtm như: vì sao phải lập báo cáo hoàn thành đtm ? căn cứ pháp lý và đối tượng nào bắt buộc phải lập hồ sơ môi trường này. Với bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời tất cả những câu hỏi còn lại mà phần khảo sát chúng tôi đã đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Khảo sát về hồ sơ môi trường báo cáo hoàn thành đtm

Báo cáo hoàn thành đtm là hồ sơ pháp lý vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy trong quá trình tư vấn chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến hồ sơ môi trường này như sau:
- Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành đtm ?
- Căn cứ vào đâu để lập báo cáo hoàn thành đtm ?
- Đối tượng nào phải lập ?
- Khi đến phê duyệt cần phải nộp những hồ sơ nào ?
- Quy trình xác nhận ra sao ?
- Khi xong hồ sơ nộp phê duyệt ở đâu ?
Sau đây là bài viết trả lời tiếp 3 câu hỏi còn lại.

Hồ sơ nộp phê duyệt báo cáo hoàn thành đtm

+ Bản chính Công văn đề nghị xác nhận về việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trước khi dự án đi vào vận hành chính thức: 01 bản;
+ Bản sao y chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: 01 bản;
+ Bản sao Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường: 01 bản;
+ Bản sao Bộ các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan: 01 bản;
+ Bản chính Bản báo cáo về việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức (theo mẫu): 03 bản.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Quy trình thực hiện lập báo cáo hoàn thành đtm

Báo cáo hoàn thành đtm là quá trình xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường, nên ở đây chúng tôi sẽ nói về quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lập báo cáo đtm thông qua 9 bước cơ bản:
- Bước 1 : Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát điều kiện tự địa lý – địa chất, khảo sát điều kiện môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.
- Bước 2 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong các quá trình trước khi xây dựng, đang xây dựng và đi vào hoạt động của dự án.
- Bước 3 : Thu thập các mẫu khí thải, chất thải,... đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Bước 4 : Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
- Bước 5 : Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
- Bước 6 : Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Bước 7 : Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
- Bước 8 : Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Bước 9 : Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

Cơ quan nộp phê duyệt báo cáo hoàn thành đtm

Nộp tại cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
- Chi cục – sở tài nguyên môi trường đối với các báo cáo hoàn thành đtm hoặc hồ sơ đtm bổ sung thuộc cấp sở quy định tại nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2014
- Bộ tài nguyên môi trường đối với trường hợp không nộp cấp sở.
Mọi thông tin về hồ sơ mà doanh nghiệp cần được hỗ trợ và tư vấn thêm về hồ sơ báo cáo hoàn thành ĐTM có thể liên hệ qua hotline 0909997365 để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn.
>> Tìm hiểu thêm hồ sơ khác: sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Category: articles

Wednesday, November 25, 2015

Ngoài trải nghiệm công việc đồng áng do chính những nông dân trình diễn, đến di tích cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), du khách còn được nghe những bài thơ, hò vè nói về nghề nông, khắc họa cảnh đẹp làng quê Việt Nam… Đó là điểm nhấn của tour du lịch cộng đồng do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) hỗ trợ vừa khai trương, đưa vào phục vụ du khách tại Huế.


Cách TP Huế chừng 7km, để đến cầu ngói Thanh Toàn (xây dựng vào năm 1776, kiến trúc trên nhà dưới cầu, chất liệu bằng gỗ, có 7 gian, trên có mái lợp ngói; cầu dài 18,75m, rộng 5,82m… Được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 1990) chỉ mất 15 phút nếu đi xe máy và 30 phút đi bằng xích lô hoặc xe đạp.

Cùng ưu thế nằm trong tổng thể không gian ngôi làng cổ Thủy Thanh Chánh, xã Thủy Thanh với hệ thống nhà thờ họ, đình chùa, nhà vườn có kiểu kiến trúc và bài trí khá đặc sắc, cầu ngói Thanh Toàn còn được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao trong số các cây cầu cổ ở Việt Nam.

Cách cầu 20m, nhà trưng bày nông cụ Thủy Thanh với 200 hiện vật và gần 100 ảnh liên quan đến công việc đồng áng thường ngày của người dân vùng chiêm trũng cuối nguồn sông Như Ý, vừa được các chuyên gia Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hướng dẫn, trưng bày theo chủ đề: Lịch sử và văn hóa làng Thanh Toàn, nghề nông, đánh bắt cá và đời sống thường ngày. Đi liền với đó là những câu chuyện, ký ức và thông tin được người dân địa phương giới thiệu tại nhà trưng bày như muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm đến du khách.

Anh Trần Hùng, hướng dẫn viên thường đưa khách ngoại quốc về đây, nhận xét: “Những công việc đời thường, bình dị nhất của những nông dân ngày xưa, ngay cả thế hệ trẻ hiện nay chưa chắc đã biết, huống chi là người nước ngoài. Cùng những vật dụng như chày, cối giã gạo, sàng, nong, nia, gàu tát nước… bao đời của người nông dân làm nghề lúa nước, những động tác mô phỏng sinh hoạt ngày mùa bình dị như xay lúa, đạp nước, nghe hò đối đáp, hò giã gạo mà bà con nông dân trình diễn đã giúp những vị khách du lịch, nhất là khách Tây hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, làng quê của người Việt Nam. Cách làm này đã góp phần truyền bá văn hóa lúa nước của dân tộc đến với du khách”.

Qua ILO và UNESCO tư vấn và hỗ trợ, UBND xã Thủy Thanh đang phối hợp với một số đơn vị lữ hành du lịch triển khai dịch vụ trải nghiệm trên sông Như Ý, đoạn trước mặt di tích cầu ngói Thanh Toàn.

Ngồi trên con thuyền nhỏ, 3 vị khách nước ngoài tỏ vẻ thích thú khi họ tận tay cầm chiếc chèo khua nước. Ngư cụ từ từ kéo lên khỏi mặt nước, du khách cùng người chèo thuyền cười giòn tan gỡ cá tôm, có người hò hét tỏ vẻ sung sướng… Cá tôm vừa bắt được, du khách cùng nông dân nấu ăn theo kiểu bản địa, hoặc đem ra chợ ngồi bán như giới nữ thường làm sau chuyến đánh bắt của các nam ngư phủ. Anh Oliver Chambard (du khách Pháp) tay cầm tấm lưới còn dính mấy con cá – thành quả sau gần 2 giờ trải nghiệm nghề quăng chài thả lưới trên sông Như Ý, khoái chí nói: “Đến cầu ngói Thanh Toàn chiêm ngưỡng chiếc cầu cổ hay phong cảnh làng quê là để khám phá và mở rộng kiến thức. Còn với hình thức trải nghiệm này, tôi được hòa mình vào đời sống của người dân nông thôn Việt Nam, được thử làm người Việt Nam”. Trong khi anh Ngô Văn Thảo, phụ trách đội thuyền du lịch trải nghiệm sông Như Ý chia sẻ, chèo thuyền chở khách tham quan, có cảm giác như mình đang giao lưu với họ… Cùng làm nghề và vui sướng bắt cá với khách du lịch y hệt như họ là người trong gia đình mình”.

Huế từng có thời gian dài bị các chuyên gia du lịch cho rằng, mặc dù thừa tiềm năng, nhiều danh hiệu quốc tế để phát triển du lịch nhưng địa phương này vẫn ì ạch trong việc mời gọi du khách. Song khoảng 10 năm trở lại đây, bằng những thay đổi mạnh mẽ trong chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, Huế đã trở thành một trong những điểm đến sáng giá của du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Trong đó, các tour du lịch làng nghề truyền thống, “du lịch nhà quê” trải nghiệm công việc đồng áng ở di tích cầu ngói Thanh Toàn là nét mới đa dạng sản phẩm du lịch.

Theo GSGP

Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh chuyên tư vấn thiết kế thi công các hệ thống xử lý môi trường và tư vấn lập các hồ sơ môi trường như đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản,... Mọi chi tiết thắc mắc doanh nghiệp hãy liên hệ ngay 0938.395.254 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Category: articles

Tuesday, November 24, 2015

Đề án bảo vệ môi trường là một loại hồ sơ môi trường chỉ được lập khi doanh nghiệp rơi vào trường hợp chưa tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường mà đã đi vào hoạt động kinh doanh. Vậy nếu doanh nghiệp rơi vào trường hợp này thì cần chuẩn bị những gì để tiến hành lập đề án môi trường ? quy trình thực hiện lập đề án này ra sao ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

de an bao ve moi truong

Trường hợp lập đề án bảo vệ môi trường

Có 2 trường hợp cần phải lập đề án bảo vệ môi trường như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa có bản quyết định phê duyệt lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lập bổ sung đề án bảo môi trường chi tiết để khắc phục hậu quả.
- Trường hợp doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa có bản quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lập bổ sung đề án bảo môi trường đơn giản để khắc phục hậu quả.

Mục đích lập đề án bảo vệ môi trường

- Lập đề án bảo vệ môi trường để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Đánh giá tác động mức độ ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp điều đó giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn và phòng ngừa ô nhiễm, đề xuất xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và xử lý ô nhiễm.

Đối tượng áp dụng lập đề án bảo vệ môi trường

- Các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ ,thương mại khu công nghiệp, khu dân cư, siêu thị, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,...đã đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động sản xuất.
- Các doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường (trước kia là cam kết bảo vệ môi trường) nhưng đã nâng cao công suất, thay đổi quy trình hoạt động cũng phải lập đề án bảo vệ môi trường.

Quy trình thực hiện đề án bảo vệ môi trường

- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động cũng như môi trường xung quanh của dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.
- Xác định nguồn ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các chất thải phát sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án.
- Thu thập mẫu nước thải, chất thải rắn, khí thải tại nguồn và khí thải xung quanh, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường.
- Xây dựng các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án
- Đề xuất các phương án xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải từ các hoạt động sản xuất của dự án.
- Xây dựng và phát triển chương trình giám sát môi trường.
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án
- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường ở Công ty.
- Thẩm định và quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường.


Trên đây là toàn bộ nội dung về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường, hi vọng với thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp phần nào giải đáp được thắc mắc gặp phải. Nếu có nhu cầu thực hiện, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938.395.254
Category: articles

Monday, November 23, 2015

Đề án bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập nếu rơi vào trường hợp chưa tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường mà đã đi vào hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, để tránh vi phạm pháp luật doanh nghiệp cần phải tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường để khắc phục hậu quả trên. Tùy theo loại hồ sơ môi trường còn thiếu mà doanh nghiệp phải lập một trong hai loại đề án môi trường, đó là...?. Để biết về điều này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.


Mục đích lập đề án bảo vệ môi trường

Để biết được mục đích chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là đề án bảo vệ môi trường.
- Đề án bảo vệ môi trường thực chất là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải lập bổ sung khi đã lỡ đi vào hoạt động sản xuất mà chưa có báo cáo đtm hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật.
- Mục đích thực hiện:
+ Điều đầu tiên là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án.
+ Đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường sau đó giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.
+ Hợp thức hóa quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý áp dụng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường

- Theo khoản 1 điều 23 nghị định 18/2015/NĐ-CP có nêu rõ rằng cho phép doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ Đề án bảo vệ môi trường kể từ ngày 01/04/2015.
- Bên cạnh đó theo khoản 2 điều 23 của nghị định này nêu rõ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường , Đề án bảo vệ môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực.

Các loại đề án môi trường và đối tượng thực hiện lập

Tùy theo loại hồ sơ còn thiếu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà đối tượng lập được quy định như sau:
- Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: đối với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 nghị định 18/2015/NĐ-CP để đăng ký.

Mô tả công việc lập đề án bảo vệ môi trường

- Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án;
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường;
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.


Với thông tin trên, hi vọng doanh nghiệp có thể chọn cho mình một loại đề án môi trường phù hợp với quy mô hoạt động của dự án mình đầu tư nếu rơi vào trường hợp mà chúng tôi đã nêu trên.
Category: articles

Sunday, November 22, 2015

Ở bài trước chúng ta đã nói đôi nét về loại hồ sơ môi trường mới đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Như đã hẹn với các bạn, bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về hồ sơ môi trường này. Hi vọng với những thông tin này, sẽ giúp các bạn có một cái nhìn toàn diện về đề án bảo vệ môi trường chi tiết.


Đôi nét về kỳ trước

Ở phần trước chúng tôi đã nói đôi nét về định nghĩa đề án bảo vệ môi trường chi tiết, mục đích thực hiện loại đề án này,căn cứ pháp lý và đối tượng áp dụng thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Với bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi còn lại là:
- Hồ sơ nào cần thiết để tiến hành thực hiện ?
- Quy trình thực hiện ra sao ?
- Cơ quan nào phụ trách thực hiện phê duyệt, xác nhận ?

Hồ sơ cần thiết để tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
- Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/NĐ-CP.
- Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Quy trình thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng hoạt động và hiện trạng môi trường xung quanh của công ty.
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải tại nguồn, khí thải xung quanh, chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty.
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Cơ quan thẩm quyền thực hiện phê duyệt đề án môi trường chi tiết

Theo điều 6 chương II Lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của thông tư 26/2015/NĐ-CP thì cơ quan thẩm định, phê duyệt được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều này.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.


Trên đây là toàn bộ bài viết về hồ sơ môi trường đề án bảo vệ môi trường chi tiết, bài viết này được trích từ nguồn sau:
Nguồn: Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết http://hosomoitruong.vn/de-an-bao-ve-moi-truong/de-an-bao-ve-moi-truong-chi-tiet.html
Category: articles

Friday, November 20, 2015

Kể từ năm 1990 đến nay, lũ lụt, hạn hán và lốc xoáy đã ảnh hưởng tới hơn 4 tỷ người và khiến thế giới thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ USD. Những con số này được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki-moon đưa ra trong cuộc thảo luận về mối liên hệ giữa quản lý nguồn nước và giảm bớt nguy cơ dịch bệnh ngày 18/11 tại trụ sở LHQ.


Phát biểu của TTK Ban Ki-moon nhấn mạnh các vấn đề về nước và khắc phục thiên tai có mối liên hệ sâu sắc. Do đó, việc đầu tư vào quản lý nguồn nước và giảm nguy cơ dịch bệnh cũng đóng góp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cứu được nhiều sinh mạng và bảo vệ hạ tầng cơ sở thiết yếu trước sự tàn phá của thiên tai. Theo TTK, quản lý nguồn nước và giảm bớt nguy cơ dịch bệnh đóng vai trò quan trọng sống còn trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tăng khả năng tiếp cận năng lượng và đối phó với những thách thức nảy sinh từ hiện tượng đô thị hóa nhanh chóng.

Cũng tại cuộc thảo luận, các đại biểu cho biết tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và khâu quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều không có hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là sử dụng lãng phí. Trong khi đó, nhiều nước thường xuyên phải đối phó với những tình huống dịch bệnh khẩn cấp liên quan đến nguồn nước, song lại chưa đưa việc quản lý rủi ro nguồn nước vào trong kế hoạch phát triển quốc gia.

Theo các đại biểu, để cả thế giới có thể tiếp cận nước uống sạch, các chính phủ cần phải tăng cường những nỗ lực mở rộng các dịch vụ nước uống. Cụ thể là bằng cách đẩy nhanh các cuộc cải cách thể chế, xóa bỏ tham nhũng và tăng cường năng lực cũng như kinh phí cho các lĩnh vực dịch vụ nước. Các quốc gia phải đề ra những chính sách chống lãng phí nước, quan tâm hơn tới việc bảo vệ nguồn nước, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nước. Ngoài ra, cần phải tổ chức và tăng cường các hệ thống giám sát chất lượng nước uống trên quy mô quốc gia cũng như trên toàn cầu. Một điểm quan trọng khác là phải tập trung hơn vào việc quản lý nguồn nước ở đô thị để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nước do chất thải công nghiệp.

Cuộc thảo luận nêu trên nằm trong chuỗi hoạt động Những Ngày vệ sinh và nước sạch 2015 do LHQ tổ chức từ 18 - 20/11 tại trụ sở LHQ ở thành phố New York (Niu Y-oóc), Mỹ. Đáng chú ý là cuộc hội thảo diễn ra đúng 12 ngày trước khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ, gọi tắt là COP21, ở Paris, Pháp. Tại đây các nhà lãnh đạo thế giới sẽ nỗ lực đề ra kế hoạch giảm bớt tình trạng nóng lên toàn cầu và những tác động có hại kéo theo như là hạn hán, lụt lội và lốc xoáy.


Theo tinmoitruong.vn

Công ty môi trường Cao Nguyên Xanh chuyên tư vấn thiết kế thi công các hệ thống xử lý môi trường và tư vấn lập các hồ sơ môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án môi trường chi tiết,... Mọi chi tiết thắc mắc doanh nghiệp hãy liên hệ ngay 0938.395.254 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Category: articles

Thursday, November 19, 2015

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là một trong hai loại đề án bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp cần phải lập khắc phục hậu quả. Ở đây, doanh nghiệp tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản là các doanh nghiệp có dự án quy mô vừa và nhỏ đồng thời chưa tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vậy đề án này lập như thế nào ? quy trình thực hiện ra sao ? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.


Khảo sát doanh nghiệp về đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Qua quá trình tư vấn, chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc của các doanh nghiệp về vấn đề lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Để giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp, cũng như kiến thức mới cho những bạn muốn tìm hiểu. Sau đây là một vài câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất trong thời gian qua.
- Thế nào là đề án bảo vệ môi trường chi tiết ?
- Mục đích thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết là gì ?
- Căn cứ pháp lý nào áp dụng loại đề án này ?
- Đối tượng mà nhà nước quy định lập là những ai ?
- Hồ sơ nào cần thiết để tiến hành thực hiện ?
- Quy trình thực hiện ra sao ?
- Cơ quan nào phụ trách thực hiện phê duyệt, xác nhận ?
Và còn rất nhiều câu hỏi liên quan khác.

Thế nào là đề án bảo vệ môi trường chi tiết ? Mục đích thực hiện

Đề án môi trường chi tiết là báo cáo thể hiện những tác động của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình hoạt động đối với môi trường. Những tác động bao gồm: tác động đến môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường đất. Lập đề án này nhằm mục đích đánh giá thực trạng môi trường, các nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án tác động như thế nào đến môi trường xung quanh. Từ đó, có thể giúp doanh nghiệp thực hiện những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Căn cứ pháp lý áp dụng lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
- Thông tư số 26/2015/TT- BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và xác nhận việc thực hiện đề án, lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Điều 3 – 9).
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ–CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 12, Phần Phụ lục).

Đối tượng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/NĐ-CP ban hành ngày 28/05/2015.
- Với các dự án kinh doanh, sản xuất có quy mô hoạt động lớn, bình quân năng suất sản xuất trung bình 1 năm trên 1 triệu sản phẩm và có diện tích đất sử dụng hoạt động dự án trên 2 hecta. Điều này đã được quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2014.
- Các dự án đã hoạt động hoặc đã thi công xây dựng.


Trên đây, chỉ là một vài câu trả lời cho những thắc mắc của doanh nghiệp về loại đề án bảo vệ môi trường này. Chúng tôi vẫn còn trở lại, hãy đón đọc tiếp phần 2 để trả lời toàn bộ những câu hỏi trên.
Category: articles

Wednesday, November 18, 2015

Theo TS. Nguyễn Minh Hòa, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị TPHCM, một trong những tiêu điểm quan trọng cho chiến lược phát triển đô thị TPHCM trong thời gian tới là phải tư duy lại khái niệm “vùng đô thị”.


Đô thị vệ tinh hay đối trọng?

Theo quy hoạch, vùng TPHCM gồm toàn bộ ranh giới hành chính TPHCM và bảy tỉnh xung quanh là Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền Giang, Tây Ninh và Đồng Nai. Trong đó, TPHCM là đô thị hạt nhân còn các đô thị vệ tinh độc lập, vệ tinh phụ thuộc nằm ở các tỉnh còn lại.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Minh Hòa, thực tế phát triển các đô thị trong vùng TPHCM thời gian qua dường như đã đi ngược lại quan điểm quy hoạch. Thực tế các đô thị như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Tân An… hiện nay không phải là các đô thị vệ tinh của TPHCM mà đang dần trở thành những cực tăng trưởng độc lập, đối trọng với TPHCM.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, vốn đầu tư nước ngoài “đổ vào” Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… tăng nhanh và cao hơn TPHCM. Tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng của khu vực này tăng nhanh trong khi TPHCM có dấu hiệu chựng lại, bão hòa. Hiện, các lợi thế so sánh như giá thuê đất, lao động tay nghề cao, cơ sở dịch vụ chất lượng cao… đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đô thị.

Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 10 (2015 – 2020) vùa xác định quy hoạch Bình Dương theo hướng vùng đô thị độc lập. Thực tế Bình Dương đang có lợi thế kết nối với ba vùng là miền Trung, Tây Nguyên và ASEAN – qua các cửa khẩu ở Tây Ninh.

Do vậy, trong chiến lược dài hạn của mình, theo ông Hòa, TPHCM cần coi các tỉnh phía Bắc (Bình Dương, Đồng Nai) là các đơn vị hợp tác ngang bằng chứ không nên coi là đơn vị phụ thuộc hay thứ cấp trong vùng đô thị rộng lớn. Cho nên, khái niệm “vùng đô thị TPHCM” theo Đồ án Quy hoạch vùng TPHCM (đã được phê duyệt) cần được định danh lại cho phù hợp.

Ở các nước phát triển, vùng đô thị là vùng ảnh hưởng của một đô thị nào đó – lan tỏa ra và cả thu nạp vào… Vì vậy, ông Hòa cho rằng, cần phải cấu trúc lại vùng đô thị TPHCM.


Vùng đô thị nằm trong TPHCM
Theo ông Hòa, bản thân TPHCM cần được cấu trúc lại để trở thành vùng đô thị. Vì TPHCM hiện nay không phải là vùng đô thị (metropolitan) mà là đại đô thị (mega city). Vùng đô thị là một vùng rộng lớn bao hàm trong đó nhiều thành phố đơn và đa chức năng, thị trấn và cả những khu vực nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề. Nó là một phức hợp bao gồm nhiều thực thể độc lập về quản lý, tài chính, nhân sự, nguồn lực.

TPHCM có diện tích 2.100 cây số vuông (bao gồm 24 đơn vị quận, huyện) và về cơ bản đô thị này có hạt nhân là khu vực lõi trung tâm 930 héc ta và vùng trung tâm là 170 cây số vuông của các quận nội thành (cũ). Nhưng từ năm 2008, chính quyền thành phố nhận thấy đô thị phát triển đơn cực (đại đô thị) như thế là bất lợi nên đã quyết định chuyển sang phát triển đô thị đa cực – vùng đô thị.

Theo đó, TPHCM đã định hướng quy hoạch phát triển hai thành phố vệ tinh: một ở Tây Bắc thành phố (đô thị Tây Bắc Củ Chi), cách trung tâm thành phố 35 cây số với diện tích khoàng 10.000 héc ta; và một ở phía Nam (Thành phố cảng Hiệp Phước), cách trung tâm thành phố 22 cây số với khoảng 4.000 héc ta. Nhưng đến nay các thành phố vệ tinh này chưa ra đời vì hạ tầng giao thông chưa được cải thiện.

Mới đây, trong Đề án “Chính quyền đô thị TPHCM” trình Trung ương năm 2014, chính quyền thành phố dự định quy hoạch lại trên địa bàn TPHCM sẽ có một đô thị trung tâm và bốn đô thị Đông – Tây – Nam – Bắc và các khu vực ngoại thành. Đây là một sự cố gắng của chính quyền để hình thành nên một vùng đô thị trong địa giới hành chính của TPHCM.

Theo ông Hòa, bản thân khái nệm “đô thị” không phải là khái niệm được sử dụng trong quy chuẩn hành chính của Việt Nam. (Theo hệ thống quản lý hành chính về tên đô thị thì chỉ có các định danh là thành phố, thị xã, thị trấn). Do đó, ông Hòa cho rằng nên chia các thành phố theo chức năng như Metro Manila đang thực hiện…

Metro Manila của Philippines là một vùng đô thị bao gồm 17 thành phố đồng cấp với mô hình quản lý hai cấp (thành phố và phường). Các thành phố này phát triển dựa theo các chức năng chính như Manila là thành phố chính trị, hành chính, ngoại giao; Quezon là thành phố khoa học, công nghệ; Makati là thành phố tài chính…

Vì vậy, ông Hòa cho rằng TPHCM hoàn toàn có thể cấu trúc không gian để quy hoạch các thành phố trong vùng đô thị với các chức năng chính tương tự như Manila. Theo đó, vùng Đông – Bắc thành phố (Thủ Đức, Quận 9) hiện hữu có thể trở thành thành phố khoa học, công nghệ với hạt nhân là đô thị đại học quốc gia và khu công nghệ cao; vùng Tây – Bắc thành phố (Củ Chi, Hóc Môn) trở thành thành phố nông nghiệp công nghệ cao; vùng Tây – Nam (Bình Chánh) trở thành thành phố công nghiệp; vùng Đông – Nam (Cần Giờ) trở thành thành phố du lịch…

Tất nhiên, việc tái cấu trúc này cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các cơ sở có tính khoa học. Khi một thành phố xác định được một chức năng chính thì sẽ dể dàng xác định quy mô của vốn đầu tư, các quy chuẩn quy hoạch, quy chuẩn kiến trúc chung cho toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…

Một khi có vùng đô thị TPHCM thì sẽ có hình thái đô thị trong vùng (không phải hình thái thành phố trong thành phố vẫn nói lâu nay rất khó hiểu). Và khi đó, đô thị Phú Mỹ Hưng hiện đại nhất nước sẽ không còn gọi chung chung là khu đô thị mới (dưới quyền lãnh đạo của hai phường Tân Phong và Tân Phú, Quận 7) nữa mà có thể sẽ được gọi là thành phố Phú Mỹ Hưng.

Ông Hòa khẳng định, việc sớm hình thành và phát triển “vùng đô thị” sẽ giúp TPHCM giải được rất nhiều bài toán nan giải trong quy hoạch, quản lý đô thị hiện nay.

Theo thegioimoitruong.vn
Xemtrường thêm bài viết của chúng tôi: Hướng dẫn lập kế hoạch bảo vệ môi trường, lập báo cáo đtm, đề án môi trường
Category: articles

Tuesday, November 17, 2015

Ở phần trước, chúng tôi đã trả lời đôi nét về một số câu hỏi đã tổng hợp được như vì sao phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đối tượng và hồ sơ cần thiết để tiến hành lập. Ở bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu hết những câu hỏi còn lại để giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bạn về hồ sơ môi trường này.


Căn cứ pháp lý liên quan áp dụng lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản và nộp cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt trước ngày 31/12/2014.
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Quy trình lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Lập và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản được thực hiện theo quy trình tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, gồm các bước sau đây:
- Chủ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này lập và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định tại Điều 17 Thông tư này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Phụ lục 19a, Phụ lục 19b kèm theo Thông tư này thì có văn bản thông báo chủ cơ sở để hoàn thiện.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xử lý hồ sơ. Trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và lấy ý kiến của cơ quan, chuyên gia.
- Cơ quan thường trực đăng ký tổng hợp, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho chủ cơ sở (nếu có).
- Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu được thông báo (nếu có).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Cơ quan thường trực đăng ký chứng thực và gửi đề án môi trường đơn giản đã xác nhận.

Cơ quan tiếp nhận, thẩm định và thời hạn xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
b) Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
c) Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.
4. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký xác nhận đề án đơn giản, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa xác nhận, cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Vậy là chúng ta đã kết thúc seri bài viết tìm hiểu về đề án bảo vệ môi trường đơn giản rồi đó. Hi vọng thông tin trên có thể phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường này.
Category: articles

Monday, November 16, 2015

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là một trong hai loại đề án bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp cần phải lập khắc phục hậu quả. Ở đây, doanh nghiệp tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản là các doanh nghiệp có dự án quy mô vừa và nhỏ đồng thời chưa tiến hành lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy đề án này lập như thế nào ? quy trình thực hiện ra sao ? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.


Khảo sát về đề án bảo vệ môi trường

Qua quá trình tư vấn, chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc của các doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này. Sau đây là một vài câu hõi mà chúng tôi đã tổng hợp được.
- Vì sao phải tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản ?
- Đối tượng phải lập đề án này là những ai ?
- Các hồ sơ nào cần thiết để lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản ?
- Căn cứ pháp lý áp dụng lập đề án đơn giản này là gì ?
- Quy trình lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản ?
- Các cơ quan tiếp nhận, thẩm định đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là những ai ?
- Thời hạn xác nhận đề án đơn giản trong bao lâu ?
Sau đây là những câu trả lời mà chúng tôi cảm thấy phù hợp nhất với thắc mắc trên của các bạn.

Vì sao phải lập đề án môi trường đơn giản ?

Trước khi trả lời câu hỏi này, ta cần phải hiểu rõ thế nào là đề án đơn giản.
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản thực chất là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay bản kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập một trong 2 loại đề án là đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Vậy vì sao phải lập đề án này ?
Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản mục đích là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời, đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi doanh nghiệp ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Từ đó, Doanh nghiệp có thể xây dựng được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
- Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định cụ thể tại Điều 15 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Các hồ sơ cần thiết để lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Điều 11 chương III Thông tư 26/2015/TT-BTNMT có quy định rõ về các hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:
Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư này.


Trong một bài viết chúng tôi không thể nào giải quyết hết thắc mắc của các bạn về đề án môi trường này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp Phần 2 về lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản trong kỳ tới nhé.
Category: articles
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một loại hồ sơ pháp lý mà mọi doanh nghiệp cá nhân, tổ chức đã đi vào hoạt động bắt buộc phải lập theo định kỳ được pháp luật quy định.
Nếu bạn (doanh nghiệp) hay bất kỳ các công ty, xí nghiệp, nhà máy có quy mô lớn hay nhỏ đang đi vào hoạt động hoặc chưa đi vào hoạt động sản xuất đang muốn lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.Hãy đến với chúng tôi, Công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh xin được giải đáp mọi thắc mắc và lập Báo cáo giám sát với thủ tục nhanh và chi phí thấp. Hotline: 0938.395.254


Thế nào là báo cáo giám sát môi trường ? Vì sao phải lập ?

- Là một hình thức để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các Cơ sở và báo cáo về các cơ quan có thẩm quyền (Cụ thể là các Phòng Tài nguyên và Môi trường, các chi cục Bảo vệ môi trường), với mục tiêu là đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở, thêm vào đó là cộng tác để thực hiện việc bảo vệ môi trường của cơ sở.
- Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ chính là kết quả của quá trình giám sát môi trường.
Vậy tại sao chúng ta cần phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ ?
- Điều đầu tiên của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là để theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đến chất lượng môi trường.
- Định kỳ đo đạc, lấy các mẫu phân tích các thông số liên quan đến các tác động tiêu cực của môi trường xung quanh Cơ sở (mước mặt, nước ngầm, không khí, đất).

Căn cứ pháp lý liên quan lập báo cáo giám sát

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 04/01/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
- Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.

Đối tượng thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường

Mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không phân biệt quy mô lớn nhỏ đều phải tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường theo định kỳ hàng năm.
Các đối tượng có thể là:
- Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ (hơn 10 phòng trọ).
- Phòng khám, bệnh viện.
- Trường học, nhà hàng.
Và chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị.

Quy trình thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường

- Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về hoạt động của Cơ sở, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế - xã hội liên quan đến Dự án.
- Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn, nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cơ sở.
- Thực hiện việc lấy mẫu các chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại các ống khói, hoặc khí thải tại nguồn nếu doanh nghiệp có sử dụng máy phát điện, các mẫu đất, mẫu nước ngầm sau đó đánh giá tác động môi trường. Đây là bước lâu nhất của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng , xử lý khí thải, nước thải, phương án thu gom và xử lý các chất thải rắn.
- Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý , giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ(Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở quận, huyện).

Theo hosomoitruong.vn
Category: articles

Sunday, November 15, 2015

Trong khi quý công ty đang trong giai đoạn xin giấy phép xây dựng chắc hẳn sẽ quan tâm các hồ sơ môi trường như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường, lập hồ sơ nghiệm thu môi trường hoặc lập đề án, xin giấy phép khai thác nước ngầm, xả nước thải vào nguồn thải. Vậy hồ sơ môi trường này lập như thế nào ? quy trình và thủ tục lập ra sao ? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Lập đánh giá tác động môi trường ĐTM

Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13)
Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không

Đối tượng lập đánh giá tác động môi trường ĐTM

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường).
Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác
Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án;

Thời gian thẩm định đánh giá tác động môi trường ĐTM

  • Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
  • Trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thâm định không tính vào thời gian thẩm định.
  • Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình triển khai thực hiện có một trong những thay đôi dưới đây phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:
  • Có những thay đổi quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường;
  • Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng thuộc danh mục Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Có thay đồi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đồi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng;
  • Theo đề nghị của chủ dự án
  • Chủ dự án chỉ được thực hiện những thay đổi nêu tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Cơ quan thẩm định đánh giá tác động môi trường ĐTM

Theo khoản 1 điều 14 của nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định, thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM quy định như sau:
a. Bộ tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định ,phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án quy định tại phụ lục III nghị định này.
b. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy định tại các Điểm a, b và c khoản 1 điều 14 của nghị định này.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất 7 thành viên.
Category: articles

Wednesday, November 11, 2015

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là một trong 2 loại đề án bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp cần phải lập khắc phục khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo đtm) mà đã đi vào hoạt động. Vậy hồ sơ này có điểm gì khác so với các hồ sơ môi trường khác. Hãy xem bài viết sau để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.


1. Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là hồ sơ cần thực hiện đối với các Dự án sản xuất kinh doanh có Quy mô thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đi vào hoạt động hoặc thi công xây dựng nhưng chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là báo cáo thể hiện những tác động của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình hoạt động đối với môi trường. Những tác động bao gồm: tác động đến môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường đất.

2. Căn cứ pháp lý

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (khoản 2, Điều 22);

3. Đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Với các dự án kinh doanh, sản xuất có quy mô đã quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2015.
- Đã hoạt động hoặc đã thi công xây dựng.
Có 2 loại hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Sở
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Bộ

4. Quy trình để lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng môi trường xung quanh của công ty.
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải tại nguồn, khí thải xung quanh và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm và đề ra các biện pháp giảm thiểu.
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án.
- Thẩm định và đưa ra quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

5. Hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Sơ đồ vị trí dự án.
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
- Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nguy hại.
- Hồ sơ có thể thay đổi trong 1 số trường hợp

6. Cơ quan thẩm định

Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định đề án là một trong các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các Bộ khác.
Category: articles

Tuesday, November 10, 2015

Như ở phần trước chúng tôi đã nói một vài điều về kế hoạch bảo vệ môi trường 2015 như mục đích lập, căn cứ pháp lý hoặc đối tượng lập. Ở bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục nói về quy trình và thủ tục cũng như hồ sơ lập hồ sơ môi trường này. Mời bạn đọc xem tiếp nội dung sau đây.


Các trường hợp lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường

Ở bài trước, ta đã tìm hiểu đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường nên phần này chúng tôi sẽ đề cập tới các trường hợp phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường phải lập và đăng ký lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
+ Không triển khai thực hiện trong thời gian đã cam kết
+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án
+ Thay đổi quy mô, quy trình sản xuất.

Các trường hợp không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo phụ lục 4 thông tư 27/2015/TT-BTNMT có quy định danh mục 12 đối tượng không cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
1. Đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn; chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
2. Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động truyền hình; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
3. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
4. Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.
5. Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2.
6. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
7. Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
8. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2; nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước.
9. Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân, hộ gia đình.
10. Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
11. Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
12. Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn.

Hồ sơ cần thiết để lập kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm:
a) Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư này;
b) Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
a) Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này;
b) Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.
3. Trường hợp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan được ủy quyền, hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng với hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Để dễ hình dung hơn, mình xin phép được lập sơ đồ thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường như sau.


Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu lập kế hoạch bảo vệ môi trường, hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Đó là tất cả nội dung về hồ sơ môi trường kế hoạch bảo vệ môi trường 2015 mà chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình tư vấn. Hi vọng bài viết này phần nào giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường này.
Ngoài ra, hãy tìm đọc và xem thêm về hồ sơ môi trường khác của chúng tôi như: báo cáo đtm, đề án bảo vệ môi trường,...
 Cám ơn các bạn đã theo dõi.
Category: articles

Monday, November 9, 2015

Năm 2015 chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, thông tư mới thay thế cho các văn bản pháp luật cũ, điều đó đi đôi với việc sửa đổi nhiều nội dung, điều luật của các hồ sơ môi trường. Chẳng hạn như theo nghị định 18/2015/NĐ-CP của chính phủ đã thay đổi tên gọi hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường thành kế hoạch bảo vệ môi trường. Bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục và hồ sơ lập kế hoạch bảo vệ môi trường.


Sự đổi mới của kế hoạch bảo vệ môi trường

- Kế hoạch bảo vệ môi trường là tên gọi mới thay thế từ cam kết bảo vệ môi trường quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành 01/04/2015.
- So với bản cam kết bảo vệ môi trường trước kia thì bản kế hoạch này không thay đổi gì lớn, vậy để biết được điểm khác nhau giữa 2 loại hồ sơ môi trường mới và cũ này, hãy tìm ở bài viết sau nhé.

Thế nào là kế hoạch bảo vệ môi trường ?

- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định 18/2015/NĐ-CP mới nhất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nhằm thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường được áp dụng kể từ ngày 1/04/2015 này.
- Đây là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.
Lưu ý: chỉ lập 1 lần trong quá trình hoạt động và triển khai dự án.

Vì sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để áp dụng giải quyết các vấn đề sau:
- Tạo sự gắn kết bền vững giữa con người với tự nhiên, giữa phát triển KT-XH với bảo vệ môi trường.
- Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý áp dụng lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Bao gồm các cá nhân, tổ chức có dự án muốn hoạt động có quy mô vừa và nhỏ, năng suất trung bình dưới 1 triệu sản phẩm / năm và diện tích hoạt động của dự án phải dưới 2 hecta.
- Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
- Không áp dụng cho các đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.
- Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
- Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

Lưu ý: khi doanh nghiệp đã lỡ đi vào hoạt động nhưng chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường đơn giản để khắc phục.

Bài này chúng tôi xin tạm dừng tại đây, hãy tìm đọc tiếp phần 2 về quy trình và cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường của chúng tôi các bạn nhé.
Category: articles

Sunday, November 8, 2015

Môi trường hiện nay ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, chính vì thế mà các doanh nghiệp cần phải lập các hồ sơ môi trường như lập báo cáo hoàn thành đtm. Năm 2015, hồ sơ môi trường này có gì khác so với các năm trước ? Hãy đọc bài viết sau của chúng tôi để hiểu rõ điều này nhé.

Khảo sát về hồ sơ môi trường báo cáo hoàn thành đtm

Báo cáo hoàn thành đtm là hồ sơ pháp lý vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy trong quá trình tư vấn chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến hồ sơ môi trường này như sau:
- Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành đtm ?
- Căn cứ vào đâu để lập báo cáo hoàn thành đtm ?
- Đối tượng nào phải lập ?
- Khi đến phê duyệt cần phải lập những hồ sơ môi trường nào ?
- Quy trình xác nhận ra sao ?
- Khi xong hồ sơ nộp phê duyệt ở đâu ?
Trên đây là một vài câu hỏi trong rất nhiều câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được. Nếu các bạn muốn hiểu rõ hãy tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành đtm

Lập báo cáo hoàn thành đtm cũng như các hồ sơ môi trường khác đều có chung mục đích:
- Tạo sự gắn kết bền vũng giữa con người với môi trường.
- Đánh giá hiện trạng, đưa ra nhiều biện pháp xử lý môi trường thích hợp.
- Phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Hợp thức hóa quá trình hoạt động của dự án mà doanh nghiệp đầu tư.

Căn cứ pháp lý liên quan đến lập báo cáo hoàn thành đtm

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực ngày 23/06/2014
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo hoàn thành đtm

Bao gồm các đối tượng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết quy định tại điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
- Không nằm trong các đối tượng phải thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Phần này, chúng ta đã trả lời được 3 câu hỏi cần thiết về lập báo cáo hoàn thành đtm, hi vọng những câu trả lời trên phần nào giúp các bạn hiểu rõ hồ sơ môi trường này. Bài này chưa hết nhé các bạn, hãy tìm đọc tiếp phần 2 nhé.
Category: articles