Ở kỳ trước, chúng tôi đã trả lời đôi nét một vài câu hỏi về hồ sơ môi trường báo cáo hoàn thành đtm như: vì sao phải lập báo cáo hoàn thành đtm ? căn cứ pháp lý và đối tượng nào bắt buộc phải lập hồ sơ môi trường này. Với bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời tất cả những câu hỏi còn lại mà phần khảo sát chúng tôi đã đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Khảo sát về hồ sơ môi trường báo cáo hoàn thành đtm
Báo cáo hoàn thành đtm là hồ sơ pháp lý vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy trong quá trình tư vấn chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến hồ sơ môi trường này như sau:- Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành đtm ?
- Căn cứ vào đâu để lập báo cáo hoàn thành đtm ?
- Đối tượng nào phải lập ?
- Khi đến phê duyệt cần phải nộp những hồ sơ nào ?
- Quy trình xác nhận ra sao ?
- Khi xong hồ sơ nộp phê duyệt ở đâu ?
Sau đây là bài viết trả lời tiếp 3 câu hỏi còn lại.
Hồ sơ nộp phê duyệt báo cáo hoàn thành đtm
+ Bản chính Công văn đề nghị xác nhận về việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trước khi dự án đi vào vận hành chính thức: 01 bản;+ Bản sao y chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: 01 bản;
+ Bản sao Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường: 01 bản;
+ Bản sao Bộ các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan: 01 bản;
+ Bản chính Bản báo cáo về việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức (theo mẫu): 03 bản.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Quy trình thực hiện lập báo cáo hoàn thành đtm
Báo cáo hoàn thành đtm là quá trình xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường, nên ở đây chúng tôi sẽ nói về quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.Lập báo cáo đtm thông qua 9 bước cơ bản:
- Bước 1 : Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát điều kiện tự địa lý – địa chất, khảo sát điều kiện môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.
- Bước 2 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong các quá trình trước khi xây dựng, đang xây dựng và đi vào hoạt động của dự án.
- Bước 3 : Thu thập các mẫu khí thải, chất thải,... đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Bước 4 : Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
- Bước 5 : Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
- Bước 6 : Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Bước 7 : Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
- Bước 8 : Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Bước 9 : Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Cơ quan nộp phê duyệt báo cáo hoàn thành đtm
Nộp tại cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM- Chi cục – sở tài nguyên môi trường đối với các báo cáo hoàn thành đtm hoặc hồ sơ đtm bổ sung thuộc cấp sở quy định tại nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2014
- Bộ tài nguyên môi trường đối với trường hợp không nộp cấp sở.
Mọi thông tin về hồ sơ mà doanh nghiệp cần được hỗ trợ và tư vấn thêm về hồ sơ báo cáo hoàn thành ĐTM có thể liên hệ qua hotline 0909997365 để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn.
>> Tìm hiểu thêm hồ sơ khác: sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại