Wednesday, November 11, 2015

Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là một trong 2 loại đề án bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp cần phải lập khắc phục khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo đtm) mà đã đi vào hoạt động. Vậy hồ sơ này có điểm gì khác so với các hồ sơ môi trường khác. Hãy xem bài viết sau để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.


1. Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là hồ sơ cần thực hiện đối với các Dự án sản xuất kinh doanh có Quy mô thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đi vào hoạt động hoặc thi công xây dựng nhưng chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là báo cáo thể hiện những tác động của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình hoạt động đối với môi trường. Những tác động bao gồm: tác động đến môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường đất.

2. Căn cứ pháp lý

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (khoản 2, Điều 22);

3. Đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Với các dự án kinh doanh, sản xuất có quy mô đã quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2015.
- Đã hoạt động hoặc đã thi công xây dựng.
Có 2 loại hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Sở
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Bộ

4. Quy trình để lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng môi trường xung quanh của công ty.
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải tại nguồn, khí thải xung quanh và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm và đề ra các biện pháp giảm thiểu.
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án.
- Thẩm định và đưa ra quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

5. Hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Sơ đồ vị trí dự án.
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
- Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nguy hại.
- Hồ sơ có thể thay đổi trong 1 số trường hợp

6. Cơ quan thẩm định

Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định đề án là một trong các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các Bộ khác.

Thành Nam

About Thành Nam

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.