Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là một trong hai loại đề án bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp cần phải lập khắc phục hậu quả. Ở đây, doanh nghiệp tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản là các doanh nghiệp có dự án quy mô vừa và nhỏ đồng thời chưa tiến hành lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy đề án này lập như thế nào ? quy trình thực hiện ra sao ? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Khảo sát về đề án bảo vệ môi trường
Qua quá trình tư vấn, chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc của các doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này. Sau đây là một vài câu hõi mà chúng tôi đã tổng hợp được.- Vì sao phải tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản ?
- Đối tượng phải lập đề án này là những ai ?
- Các hồ sơ nào cần thiết để lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản ?
- Căn cứ pháp lý áp dụng lập đề án đơn giản này là gì ?
- Quy trình lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản ?
- Các cơ quan tiếp nhận, thẩm định đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là những ai ?
- Thời hạn xác nhận đề án đơn giản trong bao lâu ?
Sau đây là những câu trả lời mà chúng tôi cảm thấy phù hợp nhất với thắc mắc trên của các bạn.
Vì sao phải lập đề án môi trường đơn giản ?
Trước khi trả lời câu hỏi này, ta cần phải hiểu rõ thế nào là đề án đơn giản.Đề án bảo vệ môi trường đơn giản thực chất là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay bản kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập một trong 2 loại đề án là đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Vậy vì sao phải lập đề án này ?
Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản mục đích là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời, đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi doanh nghiệp ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Từ đó, Doanh nghiệp có thể xây dựng được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.
Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;- Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định cụ thể tại Điều 15 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Các hồ sơ cần thiết để lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Điều 11 chương III Thông tư 26/2015/TT-BTNMT có quy định rõ về các hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản.- Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:
Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong một bài viết chúng tôi không thể nào giải quyết hết thắc mắc của các bạn về đề án môi trường này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp Phần 2 về lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản trong kỳ tới nhé.