Năm 2015 chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, thông tư mới thay thế cho các văn bản pháp luật cũ, điều đó đi đôi với việc sửa đổi nhiều nội dung, điều luật của các hồ sơ môi trường. Chẳng hạn như theo nghị định 18/2015/NĐ-CP của chính phủ đã thay đổi tên gọi hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường thành kế hoạch bảo vệ môi trường. Bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục và hồ sơ lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Sự đổi mới của kế hoạch bảo vệ môi trường
- Kế hoạch bảo vệ môi trường là tên gọi mới thay thế từ cam kết bảo vệ môi trường quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành 01/04/2015.- So với bản cam kết bảo vệ môi trường trước kia thì bản kế hoạch này không thay đổi gì lớn, vậy để biết được điểm khác nhau giữa 2 loại hồ sơ môi trường mới và cũ này, hãy tìm ở bài viết sau nhé.
Thế nào là kế hoạch bảo vệ môi trường ?
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định 18/2015/NĐ-CP mới nhất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nhằm thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường được áp dụng kể từ ngày 1/04/2015 này.- Đây là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.
Lưu ý: chỉ lập 1 lần trong quá trình hoạt động và triển khai dự án.
Vì sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để áp dụng giải quyết các vấn đề sau:- Tạo sự gắn kết bền vững giữa con người với tự nhiên, giữa phát triển KT-XH với bảo vệ môi trường.
- Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý áp dụng lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- Bao gồm các cá nhân, tổ chức có dự án muốn hoạt động có quy mô vừa và nhỏ, năng suất trung bình dưới 1 triệu sản phẩm / năm và diện tích hoạt động của dự án phải dưới 2 hecta.- Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
- Không áp dụng cho các đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.
- Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
- Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.
Lưu ý: khi doanh nghiệp đã lỡ đi vào hoạt động nhưng chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường đơn giản để khắc phục.
Bài này chúng tôi xin tạm dừng tại đây, hãy tìm đọc tiếp phần 2 về quy trình và cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường của chúng tôi các bạn nhé.